Luật Ánh Ngọc

Trại giáo dưỡng là gì? Khi nào các đối tượng cần vào trại giáo dưỡng

Tư vấn luật hình sự | 2024-05-31 16:29:30

1. Thế nào là trại giáo dưỡng?

Trại giáo dưỡng (hay còn gọi là Trường giáo dưỡng) là nơi chấp hành biện pháp tư pháp hoặc quyết định xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Qua đó, thấy được trại giáo dưỡng (trường giáo dưỡng) là trường chuyên biệt, đặc thù là quá trình giáo dục lại (cải tạo lại những hành vi, thái độ, thói quen xấu, không đúng với chuẩn mực đạo đức và pháp luật) người phạm tội có hành vi vi phạm pháp luật sẽ áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý vi phạm hành chính đó là đưa vào trại giáo dưỡng.

2. Đưa vào trại giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

 

Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

Đưa vào trại giáo dưỡng theo quy định của BLHS 2015 là biện pháp tư pháp quy định tại Điều 96 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

* Thẩm quyền áp dụng

Tòa án là chủ thể quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trại giáo dưỡng.

* Đối tượng đưa vào trại giáo dưỡng

Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là 1 biện pháp tư pháp được áp dụng với nhóm đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội. Mà theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ đây, rút ra người từ đủ 14 tuổi dưới 18 tuổi phạm tội, bị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trại giáo dưỡng sẽ bị hạn chế tự do, cách biệt với môi trường sống bình thường của họ, chịu sự quản lý, giám sát của trại giáo dưỡng.

* Căn cứ và điều kiện áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trại giáo dưỡng trước khi Tòa án quyết định áp dụng

Theo khoản 1 Điều 96 BLHS 2015 không quy định điều kiện để Tòa án quyết định đưa người dưới 18 tuổi phạm tội vào trại giáo dưỡng. Mà chỉ đưa ra những quy định mang tính chất tùy nghi để Tòa án xem xét áp dụng. Đó là Tòa án cần căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân và môi trường sống của người phạm tội “do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ” để áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trại giáo dưỡng:

+ Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

Theo quy định tại Điều 9 BLHS 2015 căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

Như vậy, đưa vào trại giáo dưỡng áp dụng với người chưa thành niên độ tuổi từ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi dù phạm tội ở mức độ nào cũng có thể áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

+ Điều kiện về xem xét nhân thân và môi trường sống của người chưa thành niên không thuận lợi cho việc giáo dục.

=> Người chưa thành niên phạm tội thực sự có nhu cầu cần thiết phải được học tập, tiếp thu giáo dục trong tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Đó là trại giáo dưỡng – cơ sở giáo dục đặc biệt do Nhà nước thành lập để giáo dục, cải tạo người phạm tội chưa thành niên.

* Mục đích áp dụng

* Chấm dứt trước thời hạntrại giáo dưỡng nhằm khuyến khích người phạm tội tích cực học tập, rèn luyện. Theo quy định tại Điều 97 BLHS 2015, khi đáp ứng các điều kiện sau thì được chấm dứt trước thời hạn:

+ Nếu người được giáo dục tại trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn.

+ Có nhiều tiến bộ như tích cực trong học tập, lao động, chấp hành đúng nội quy của trường.

Nếu đủ các điều kiện trên thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục thì Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Tóm lại, biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng được quy định trong Bộ luật Hình sự với tư cách là 1 biện pháp tư pháp đưa người chưa thành niên phạm tội ra khỏi môi trường sống bình thường của họ, đưa họ vào tổ chức giáo dục có tính kỷ luật chặt chẽ trong 1 thời gian nhất định. Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được áp dụng nhằm thay thế hình phạt, hướng tới giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội.

Xem thêm bài viết tại: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình theo Bộ luật Hình sự mới nhất

3. Đưa vào trại giáo dưỡng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

 

Biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại trường giáo dưỡng

Biện pháp Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa đủ 18 tuổi vi phạm pháp luật thì theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có tên gọi là “Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng” quy định tại Điều 91 Luật Xử lý VPHC.

* Nguyên tắc áp dụng đối với các vi phạm hành chính do người dưới 18 tuổi thực hiện quy định tại Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó:

+ Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết đó là nhằm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên vi phạm hành sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

+ Phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên khi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại trại giáo dưỡng.

+ Chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn.

+ Quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính cần căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm.

+ Hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

+ Bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;

+ Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

* Thẩm quyền áp dụng

Do Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng theo đề nghị của Trưởng Công an cấp huyện.

* Đối tượng và căn cứ áp dụng đưa vào trại giáo dưỡng

Áp dụng với người chưa thành niên từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải tội phạm, nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giám sát và giáo dục của nhà trường.

* Mục đích áp dụng

Tóm lại, biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng được áp dụng đối với những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. Đây là biện pháp Xử lý hành chính có mục đích giúp người bị áp dụng học tập, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giám sát cà giáo dục tại nhà trường, giúp người phạm tội nhận thức sai lầm của hành vi, sửa chữa sai lầm, hướng họ trở thành công dân có ích cho xã hội.

4. Phân biệt biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trong luật hình sự với biện pháp Xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giao dưỡng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

Phân biệt trường giáo dưỡng theo BLHS và Luật Xử lý VPHC

- Điểm giống nhau giữa biện pháp tư pháp giáo dục trường giáo dưỡng trong Luật Hình sự và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong Luật Xử lý vi phạm hành chính:

- Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Biện pháp tư pháp

Biện pháp xử lý hành chính

Văn bản pháp luật áp dụng

BLHS và văn bản hướng dẫn thi hành BLHS.

Luật Xử lý vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thi hành.

Bản chất pháp lý

Là biện pháp cưỡng chế hình sự.

Là biện pháp xử lý hành chính.

Đối tượng bị áp dụng

- Người chưa thành niên (từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi).

- Áp dụng với người phạm tội.

- Người chưa thành niên (từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi).

-Áp dụng với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm.

Căn cứ áp dụng

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.

 

 

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định của Bộ luật Hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện 1 trong các hành vi sau:

  • Hành vi có dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Đã 2 lần bị xử phạt hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong thời hạn 6 tháng về 1 trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

 

Thủ tục áp dụng và trình tự thi hành

Việc lập hồ sơ, khởi tố, truy tố người chưa thành niên thực  hiện theo thủ tục tố tụng hình sự do CQĐT và VKS tiến hành. Sau đó, Tòa án là quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Việc lập hồ sơ xử lý sẽ do Chủ tịch UBND cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú hoặc nơi người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật lập hoặc do cơ quan Công an cấp huyện, tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý. Sau đó, Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Thời gian thi hành

Từ 1 năm đến 2 năm

Từ 6 tháng đến 24 tháng

Hậu quả pháp lý

Không bị coi là có án tích

Không bị coi là đã từng bị xử phạt hành chính

Trên đây là phân tích của Luật Ánh Ngọc về "Trại giáo dưỡng là gì? Khi nào thì các đối tượng cần được vào trại giáo dưỡng" Quý khách hàng cần tư vấn hay hỗ trợ hãy liên hệ tới chúng tôi để nhận giúp đỡ nhé!

 

 


Bài viết khác