Luật Ánh Ngọc

Điều kiện thành lập công ty chứng khoán

Pháp lý doanh nghiệp | 2025-04-06 11:18:05

1. Công ty chứng khoán theo cách hiểu của pháp luật Việt Nam

Công ty chứng khoán theo cách hiểu của pháp luật Việt Nam

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, có thể hiểu Công ty chứng khoán là doanh nghiệp được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện một, một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán. 

Đồng thời, tại Điều 72 Luật Chứng khoán 2019 có quy định về nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán bao gồm: 

Tóm lại, với nghiệp vụ kinh doanh đa dạng và sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc thành lập công ty chứng khoán ngày càng được nhiều chủ thể quan tâm. 

2. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán 

Điều kiện thành lập công ty chứng khoán

Thị trường chứng khoán ngày càng lớn mạnh, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Do vậy, pháp luật phải đặt ra những điều kiện mà chủ thể có nhu cầu cần đáp ứng để thành lập công ty chứng khoán. Điều này giúp thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, ổn định phát triển kinh tế. 

Căn cứ Điều 74 Luật Chứng khoán 2019 để thành lập công ty chứng khoán cần đáp ứng các điều kiện dưới đây: 

2.1. Về vốn điều lệ 

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Đồng thời, theo Khoản 1 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019 Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì tùy vào nghiệp vụ kinh doanh mà pháp luật đề ra các mức vốn điều lệ khác nhau. Cụ thể: 

Mặt khác, việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam. 

2.2. Về cổ đông, thành viên góp vốn 

Theo Khoản 2 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019, cổ đông, thành viên góp vốn của công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau: 

(a); Trường hợp cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân: phải có năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp như cán bộ, công chức, viên chức,...

(b); Trường hợp cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức:

(c); Mức vốn điều lệ sở hữu: Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác. 

(d); Trường hợp cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài: 

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân: 

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức: được sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty chứng khoán nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: 

Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện trên, nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan chỉ được sở hữu đến 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. 

2.3. Về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn

Căn cứ Khoản 3 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019, công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu sau: 

2.4. Về cơ sở vật chất

Khoản 4 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019 quy định về điều kiện cơ sở vật chất với công ty chứng khoán như sau: 

2.5. Về nhân sự 

Theo Khoản 5 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019, công ty chứng khoán phải có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. 

Mặt khác, Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán phải đáp ứng yêu cầu sau: 

Bên cạnh đó, nếu công ty chứng khoán có Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây: 

2.6. Về điều lệ công ty 

Căn cứ Khoản 6 Điều 74 và Điều 80 Luật Chứng khoán 2019, điều lệ công ty chứng khoán phải đáp ứng yêu cầu sau: 

2.7. Về tên doanh nghiệp 

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên của công ty phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể sau:  

Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện trên, chủ thể có nhu cầu có thể chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục thành lập công ty chứng khoán. 

>>>> Xem thêm: Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh chứng khoán

3. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty chứng khoán

Theo Khoản 1 Điều 71 Luật Chứng khoán thì sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán phải đăng ký doanh nghiệp. 

Như vậy, để thành lập công ty chứng khoán cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ. Cụ thể: 

3.1. Hồ sơ xin Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán

Căn cứ Điều 176 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chủ thể có nhu cầu xin Giấy Phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán cần chuẩn bị các giấy tờ sau: 

3.2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 

Theo Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm: 

4. Các bước thành lập công ty chứng khoán 

Căn cứ Điều 79 Luật Chứng khoán 2019 và Nghị định 155/2020/NĐ-CP, việc thành lập công ty chứng khoán gồm các bước sau: 

Bước 1: Nộp hồ sơ xin Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, chủ thể có nhu cầu nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 

Bước 2: Xem xét hồ sơ 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành kiểm tra hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày yêu cầu, các cổ đông, thành viên sáng lập phải hoàn thiện bộ hồ sơ. Nếu không hoàn thiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối cấp Giấy phép. 

Bước 3: Hoàn thiện điều kiện kinh doanh chứng khoán 

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản đề nghị hoàn thiện cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp và chuẩn bị đầy đủ nhân sự.

Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu không hoàn thiện cơ sở vật chất, phong tỏa đủ vốn điều lệ còn lại và chuẩn bị đầy đủ nhân sự, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp phép. 

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy xác nhận phong tỏa vốn, biên bản kiểm tra cơ sở vật chất và các tài liệu hợp lệ khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Đăng ký thành lập doanh nghiệp 

Sau khi nhận Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

5. Phí, lệ phí thành lập công ty chứng khoán 

Để thành lập công ty chứng khoán, chủ thể có nhu cầu cần dự toán những khoản phí, lệ phí cần nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều chủ thể còn chưa tìm hiểu vấn đề này. Dưới đây, Luật Ánh Ngọc cung cấp cho bạn đọc một số khoản phí, lệ phí cần nộp. 

5.1. Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán 

Theo Thông tư 25/2022/TT-BTC, tùy vào nghiệp vụ kinh doanh mà công ty chứng khoán hoạt động mà lệ phí xin cấp Giấy phép có sự khác nhau. Cụ thể: 

5.2. Phí, lệ phí thành lập doanh nghiệp 

Theo Thông tư 47/2019/TT – BTC, để đăng ký thành lập doanh nghiệp cần nộp các khoản phí, lệ phí sau: 

>>>> Xem thêm bài viết: Thành lập công ty về giáo dục

6. Câu hỏi thường gặp 

Thời gian trung bình để thành lập công ty chứng khoán?  

Để thành lập công ty chứng khoán, quý khách hàng thường mất thời gian từ 01 - 02 tháng. 

Chưa có giấy phép mà thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán có bị phạt? 

Có. Theo Điểm a Khoản 5 Điều 24 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, hành vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. 

Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty chứng khoán của Luật Ánh Ngọc?

Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty chứng khoán của Luật Ánh Ngọc, quý khách hàng nhận được những lợi ích sau:

Như vậy, qua bài viết về điều kiện thành lập công ty chứng khoán, chúng tôi hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của quý khách hàng. Nếu có thắc mắc cần giải quyết hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn miễn phí!


Bài viết khác