1. Tổng quan về thành lập công ty thiết kế xây dựng
Xây nhà là một trong ba chuyện lớn của đời người, để thiết kế được ngôi nhà đẹp cần có sự hỗ trợ của công ty thiết kế xây dựng. Khi thuê công ty thiết kế xây dựng chuyên nghiệp, bạn chỉ cần đưa ra yêu cầu và mong muốn của mình, bạn sẽ được hỗ trợ các phương án thiết kế phù hợp với nhu cầu của bạn vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, phong thuỷ và công năng.
Xây dựng công trình là một hoạt động có liên quan đến nhiều bên và có ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người. Do đó, xây dựng công trình cần phải tuân theo các quy định pháp lý về xây dựng. Nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm về thiết kế xây dựng thì bạn sẽ gặp nhiều rủi ro khi xây dựng công trình.
Công ty thiết kế xây dựng là một loại hình doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng các công trình như nhà cửa, đường xá, cầu cống và các cơ sở hạ tầng khác. Hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng bao gồm nhiều khía cạnh như thiết kế, lập kế hoạch, thi công, giám sát, bảo trì và sửa chữa các công trình xây dựng.
2. Các điều kiện thành lập công ty thiết kế xây dựng
Quy định về điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được quy định trong Điều 86 và Điều 87 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP xác định các yêu cầu:
- Cá nhân đảm nhận chức nhân chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.
- Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực.
Hình thức cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được xác định thông qua khoản 28 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 61 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, quy định các hạng năng lực sau:
- Hạng I: Đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
- Hạng II: Đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
- c) Hạng III: Đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
Phạm vi hoạt động của từng hạng năng lực được quy định cụ thể, bao gồm:
- Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.
- Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.
- Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.
Gọi ngay
Tư vấn luật sư 0878 548 558
Khi xin cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình, Hội đồng xét cấp Chứng chỉ hành nghề sẽ xem xét năng lực thực tế của cá nhân trong từng lĩnh vực như thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế kết cấu công trình, và các lĩnh vực khác liên quan.
Các yêu cầu và hạng năng lực nêu trên được quy định trong Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Thông tư 17/2016/TT-BXD.
>>> XEM THÊM: Doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?
3. Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty thiết kế xây dựng
3.1. Hồ sơ thành lập công ty thiết kế xây dựng
Thành phần hồ sơ mà doanh nghiệp cần đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về thiết kế xây dựng gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty thiết kế xây dựng
- Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần)
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nếu họ là cá nhân, tổ chức
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đại diện theo uỷ quyền của thành viên, cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nếu họ là tổ chức.
- Giấy uỷ quyền (nếu có)
- Các giấy tờ cần thiết khác.
3.2. Thủ tục thành lập công ty thiết kế xây dựng
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty thiết kế xây dựng
Nộp hồ sơ đăng ký tại các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/huyện hoặc qua mạng cụ thể:
- Tại cấp tỉnh, bạn có thể nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT
- Tại cấp huyện, việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng thông tin quốc gia https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Bước 2: Nhận kết quả
Sau khi bạn đã hoàn tất việc nộp hồ sơ và thanh toán đầy đủ lệ phí, thường cần khoảng 5-7 ngày làm việc (kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ) để được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ yêu cầu, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo và yêu cầu bạn điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Khắc con dấu và làm các thủ tục sau thành lập
Sau khi công ty thiết kế xây dựng được cấp đăng ký kinh doanh, công ty cần phải có con dấu tròn. Thời hạn thực hiện khắc con dấu trong 1-2 ngày.
Sau đó, công ty thực hiện các công việc sau thành lập để được hoạt động như: treo biển công ty, đăng ký chữ ký số, kê khai và đóng các loại thuế, phí, lệ phí,...
4. Kinh nghiệm và lưu ý khi thành lập công ty thiết kế xây dựng
- Địa chỉ của công ty thiết kế xây dựng tại Việt Nam: phải rõ ràng, cụ thể, không sử dụng địa chỉ giả, địa chỉ ngoài giới hạn lãnh thổ của Việt nam. Không được văn phòng hay trụ sở chính của công ty ở những nơi không cho phép.
- Loại hình công ty thiết kế xây dựng tại Việt Nam: được sử dụng phổ biến hiện nay có thể là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhân hoặc công ty hợp danh.
- Công ty thiết kế xây dựng tại Việt Nam sẽ phải đóng các loại thuế cơ bản như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài.
- Công ty thiết kế xây dựng tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện sau để được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sau khi thành lập công ty:
- Đảm bảo năng lực thiết kế xây dựng các công trình cũng như khả năng thẩm tra, kiểm tra thiết kế công trình xây dựng.
- Người giữ chức vụ thiết kế cấp chủ nhiệm, chủ trị cần có chứng chỉ hành nghề hoặc năng lực, bằng cấp chứng nhận năng lực thiết kế phù hợp với yêu cầu, điều kiện cần đáp ứng của công trình
5. FAQ - Câu hỏi thường gặp
5.1. Thành lập công ty thiết kế xây dựng có mất nhiều thời gian không?
Thời gian thành lập công ty sẽ phụ thuộc vào hình thức phát triển của từng doanh nghiệp như:
- Nếu là thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (từ 1% – 100%). Doanh nghiệp sẽ cần thời gian cụ thể như sau:
- Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là khoảng 15 – 30 ngày.
- Thời gian xin cấp giấy phép thành lập công ty từ 3 – 7 ngày.
- Nếu là thành lập doanh nghiệp vốn của Việt Nam thì thời gian cần để mở công ty là:
- Thời gian làm hồ sơ và xin giấy phép đăng ký thành lập công ty vốn Việt Nam là khoảng 3 – 7 ngày.
5.2. Tự thực hiện mở công ty để hoạt động thiết kế xây dựng có tốn nhiều chi phí không?
- Chi phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư: 100.000đ
- Chi phí đăng ký dịch vụ chuyển phát giấy chứng nhận từ cơ quan cấp phép tùy khoảng cách địa lý: Từ 30.000đ
- Chi phí khắc dấu tròn công ty: 500.000đ;
- Chi phí đặt bảng hiệu công ty: 220.000đ; (chất liệu mica, kích thước 20×30 cm)
- Chi phí mua chữ ký số nộp tờ khai thuế. Giá tùy thuộc vào thời hạn. Gói 1 năm: Từ 1.000.000đ
- Chi phí sử dụng hóa đơn điện tử: Từ 500.000đ tùy số lượng hóa đơn.
- Ký quỹ tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, thông thường: 1.000.000đ
-> TỔNG CỘNG CHI PHÍ TỰ THỰC HIỆN: 2.350.000đ
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.