1. Thế nào là công ty cổ phần tập đoàn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc những thành phần kinh tế là nhóm công ty thông qua việc sở hữu phần vốn góp, cổ phần hoặc liên kết khác mà có mối quan hệ với nhau. Tổng công ty hoặc tập đoàn kinh tế không phải là một loại hình doanh nghiệp, không phải đăng ký thành lập và không có tư cách pháp nhân theo quy định của Luật này.
Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tổng công ty hay tập đoàn kinh tế có công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước hoặc công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần tập đoàn
Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau để trở thành công ty cổ phần tập đoàn
- Công ty là doanh nghiệp được phép hoạt động ở trong và ngoài nước;
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải tích cực và đạt lợi nhuận trong 03 năm liên tiếp;
- Vốn điều lệ của công ty tập đoàn phải đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, vốn nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ;
- Tình hình tài chính của công ty ổn định, an toàn, có tính khả thi trong kế hoạch huy động vốn, đảm bảo khả năng duy trì vốn cho các công ty con và công ty liên kết;
- Trình độ, năng suất lao động của công ty cao và vượt trội hơn khi so sánh với những công ty trong cùng lĩnh vực;
- Ban lãnh đạo quản lý cổ phần, vốn đầu tư của công ty và hoạt động của những công ty thành viên triển khai một cách hiệu quả;
- Máy móc, công nghệ sản xuất của công ty mang tính hiện đại và liên tục được cải tiến.
Gọi ngay
Tư vấn luật sư 0878 548 558
3. Thủ tục thành lập công ty cổ phần tập đoàn
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty cổ phần tập đoàn
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần tập đoàn gồm các giấy tờ pháp lý sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập, tỷ lệ góp vốn và thông tin liên quan
- Giấy chứng nhận góp vốn xác nhận số vốn đã góp của các cổ đông
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với các cổ đông là cá nhân
- Quyết định thành lập công ty, có chữ ký và con dấu xác nhận
- Các giấy tờ liên quan khác
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần tập đoàn
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong quá trình này, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin thành lập công ty cổ phần tập đoàn
Khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin thành lập công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thông tin công bố thường bao gồm tên công ty, địa chỉ, mã số doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh
>>> XEM THÊM: Thành lập công ty thiết kế xây dựng
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Tập đoàn có phải doanh nghiệp không?
Tập đoàn không phải là doanh nghiệp mà là một nhóm các công ty mẹ, công ty con và các doanh nghiệp liên kết, cùng hoạt động với nhau dưới một cấu trúc chung.
4.2. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn gồm những loại hình gì?
Theo Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế đặc trưng bởi sự kết hợp giữa công ty mẹ, công ty liên kết và các doanh nghiệp thành viên. Điều 4 của nghị định quy định cơ cấu tập đoàn với không quá 3 cấp doanh nghiệp, bao gồm:
- Công ty mẹ (Cấp I): Là doanh nghiệp cấp I, nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và có quyền chi phối hoạt động của công ty.
- Công ty con của doanh nghiệp cấp I (Cấp II): Là doanh nghiệp cấp II, do công ty mẹ nắm quyền chi phối.
- Công ty con của doanh nghiệp cấp II (Cấp III): Là doanh nghiệp cấp III, do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối.
5. Luật sư tư vấn thành lập công ty cổ phần tập đoàn
Thực tế, trong quá trình hoạt động bạn sẽ còn gặp nhiều cơ hội và phát hiện ra các lợi ích khác của việc thành lập công ty cổ phần tập đoàn. Luật Ánh Ngọc là đơn vị quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật với chuyên môn, kinh nghiệm phong phú, nắm rõ các vấn đề về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty. Luật Ánh Ngọc có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi mở công ty cho bạn.
Luật Ánh Ngọc tư vấn tới khách hàng các hoạt động mà Luật Ánh Ngọc thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục như:
- Thực hiện hồ sơ theo yêu cầu của pháp luật
- Liên hệ với các cơ quan nhà nước giải quyết các thủ tục
- Thay mặt khách hàng theo dõi tính hợp lệ của hồ sơ, sửa đổi bổ sung khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng nhận giấy chứng nhận đăng ký tại Sở Kế hoạch - Đầu tư
- Thay mặt khách hàng khắc dấu công ty và xin cấp giấy chứng nhận mẫu dấu tại Công an
- Thay mặt khách hàng nộp thuế môn bài tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở chính
Luật Ánh Ngọc cam kết với khách hàng:
- Giữ bí mật thông tin cho khách hàng
- Thực hiện đúng thời gian theo thủ tục hành chính
- Cung cấp các hồ sơ và các dịch vụ tư vấn miễn phí
- Cung cấp 1 số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.