1. Hợp đồng là gì?
Căn cứ theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trên thực tế, hợp đồng được lập thông qua nhiều hình thức khác nhau, sao cho phù hợp với tiêu chí và điều kiện của các bên liên quan, cụ thể: qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, tùy từng trường hợp mà pháp luật sẽ có quy định cụ thể.
2. Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay theo quy định của pháp luật
Có thể nói, hợp đồng chính là văn bản để xác lập giao kết nhằm ghi nhận quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên khi tham gia vào hợp đồng. Với mục tiêu nhằm hướng tới sự phát triển của xã hội, các loại hợp đồng được phân loại dựa trên những căn cứ, đặc trưng cụ thể, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về một số loại hợp đồng thể hiện tính đặc trưng và đại diện cho cho quan hệ pháp luật dân sự.
Căn cứ vào mối liên hệ về lợi ích, quyền và nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng, có hai loại hợp đồng sau:
Tiêu chí |
Hợp đồng song vụ |
Hợp đồng đơn vụ |
Căn cứ pháp lý |
Khoản 1 Điều 402 Bộ Luật lao động 2015 |
Khoản 2 Điều 402 Bộ Luật lao động 2015 |
Khái niệm |
Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. |
Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ. |
Đặc điểm |
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ, lợi ích đối với nhau. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định hợp đồng là do các bên thỏa thuận mà không yêu cầu các bên tham gia hợp đồng phải có nghĩa vụ, quyền lợi tương đương nhau nên hợp đồng trong trường hợp này có thể chỉ bảo vệ lợi ích của một bên, hoặc lợi ích của các bên không có tính công bằng, hoặc không bảo vệ lợi ích của bên được coi là yếu thế. |
Hợp đồng đơn vụ là loại hợp đồng chỉ phục vụ lợi ích của một bên (hoặc một số bên) và chỉ một bên có nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng |
Ví dụ minh họa |
Hợp đồng mua, bán tài sản; hợp đồng lao động; hợp đồng cung cấp dịch vụ |
Hợp đồng tặng, cho tài sản; hợp đồng không có đền bù |
Căn cứ vào sự phụ thuộc về hiệu lực giữa các hợp đồng, có hai loại hợp đồng sau:
Tiêu chí |
Hợp đồng chính |
Hợp đồng phụ |
Căn cứ pháp lý |
Khoản 3 Điều 402 Bộ Luật lao động 2015 |
Khoản 4 Điều 402 Bộ Luật lao động 2015 |
Khái niệm |
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực thực hiện không bị phụ thuộc vào hợp đồng phụ |
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực thực hiện phải phụ thuộc vào hợp đồng chính |
Đặc điểm |
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực thực hiện không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Theo đó, khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực đối với các bên kể từ thời điểm giao kết. Hợp đồng chính có tính độc lập và không bị phụ thuộc vào tình trạng của hợp đồng phụ. Cụ thể, khi hợp đồng phụ vô hiệu thì hợp đồng chính không bị ảnh hưởng. Hợp đồng chính chỉ vô hiệu khi nó vi phạm các quy định của pháp luật. |
Hợp đồng phụ là hợp đồng có hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện dưới đây: - Tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, đối tượng cũng như hình thức của hợp đồng,…; - Hợp đồng chính có hiệu lực; - Hợp đồng phụ phải phụ thuộc vào hiệu lực thực hiện của hợp đồng chính. |
Ví dụ minh họa |
Công ty CP Dịch vụ ABC ký với Công ty Luật TNHH Ánh Ngọc Justice & Trust hợp đồng mua bán thiết bị in ấn trong thời hạn 2 năm và hợp đồng bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị in ấn đó trong thời hạn 1 năm. Ngày 10/9/2023, Hợp đồng bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị in ấn hết hiệu lực và hai bên không tiếp tục gia hạn hợp đồng. Công ty CP Dịch vụ ABC và Công ty Luật TNHH Ánh Ngọc Justice & Trust tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị in ấn trong thời hạn còn lại của hợp đồng mà không bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị in ấn đã hết hiệu lực trước đó. |
Ngoài các loại hợp đồng trên, Bộ luật Dân sự hiện hành còn quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Theo đó, loại hợp đồng này là hợp đồng mà các bên khi giao kết hợp đồng thì người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc giao kết hợp đồng đó.
Ví dụ: Bố mẹ mua bảo hiểm nhân thọ cho con cái từ phía công ty Bảo hiểm, bên thứ ba hưởng các quyền lợi của bảo hiểm là con cái.
Khoản 6, Điều 402 Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về loại hợp đồng có điều kiện. Đây là loại hợp đồng mà việc thực hiện cần phải phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Khi giao kết hợp đồng này, các bên sẽ thỏa thuận để xác định về một sự kiện, hợp đồng được thực hiện hoặc hợp đồng bị chấm dứt khi sự kiện đó xảy ra.
Ví dụ: Ngày 10/9/2023, Công ty XYZ ký văn bản cam kết về việc thanh toán chi phí mua nhà với ông A. Trong đó, bản cam kết có ghi nhận rằng, Công ty XYZ sẽ hoàn tất thanh toán khi ông A đã hoàn toàn dọn ra khỏi nhà cũ.
3. Khi nào được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một trong những trường hợp để chấm dứt hợp đồng, nội dung được được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 428 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Có thể hiểu, đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc một bên trong hợp đồng tự ý chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đó mà không cần đến sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng về việc chấm dứt hợp đồng.
4. Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được một trong các bên thực hiện khi:
- Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
- Thuộc vào trường hợp chấm dứt mà các bên có thỏa thuận trong hợp đồng;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp khác do pháp luật quy định cụ thể.
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng
Ví dụ: CTCP Đầu tư & Thương mại ABC kí hợp đồng mua 10 tấn bột mỳ với Công ty TNHH Thực phẩm HT để phục vụ cho tiệc chào mừng 20 năm thành lập công ty. Hợp đồng được thỏa thuận và ký kết giữa hai bên từ ngày 01/5/2022, nội dung hợp đồng có quy định CTCP Đầu tư & Thương mại ABC cần tạm ứng trước cho Công ty TNHH Thực phẩm HT số tiền là 100 triệu đồng trong vòng 1 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, đến ngày 03/6/2022, Công ty TNHH Thực phẩm HT không thể liên lạc với đại diện phía CTCP Đầu tư & Thương mại ABC và cũng không nhận được số tiền cọc như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nhận thấy có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng, Công ty TNHH Thực phẩm HT đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với CTCP Đầu tư & Thương mại ABC.
Xem thêm: Dịch vụ soạn thảo Hợp đồng cho thuê nhà theo quy định mới nhất
5. Có cần thông báo với bên còn lại về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không?
Một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng do sự vi phạm hợp đồng của bên còn lại hoặc do ý chí chủ quan của bên thực hiện quyền đơn phương mà không muốn tiếp tục tham gia thực hiện hợp đồng.
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng quy định tại Khoản 1, Điều 428, Bộ luật Dân sự năm 2015 do bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng, trường hợp nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Giống với hủy bỏ hợp đồng thì đây cũng được xem là quy định bắt buộc nhằm đảm bảo những lợi ích pháp lý khi hai bên xác lập quan hệ hợp đồng. Theo đó bên đơn phương phải thông báo ngay cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng.
Căn cứ theo quy định này, việc chấm dứt hợp đồng do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý kể cả khi có hoặc không có thông báo cho bên kia, việc không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì chỉ phải bồi thường chứ không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng.
Ví dụ: Trong tình huống nêu trên, CTCP Đầu tư & Thương mại ABC đã không thực hiện nghĩa vụ đặt cọc như thỏa thuận trong hợp đồng mà cả hai bên đã xác lập ban đầu, do đó việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nêu trên không gây thiệt hại gì nên Công ty TNHH Thực phẩm HT không có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại khi không báo trước với CTCP Đầu tư & Thương mại ABC.
6. Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng
Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 428, Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:
-Khi hợp đồng dân sự bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì kể từ thời điểm bên còn lại nhận được thông báo chấm dứt, hợp đồng sẽ không còn hiệu lực.
- Các bên tham gia hợp đồng không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp phát sinh các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
- Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay, hợp đồng trở thành công cụ chính để bảo đảm quyền và lợi ích giữa các bên có liên quan. Hợp đồng được xác lập trên tinh thần thỏa thuận, tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật và mong muốn của các bên. Tuy nhiên, chính vì xác lập bởi những yếu tố trên nên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là không khó có thể bắt gặp trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng. Các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng nói chung và đơn phương chấm dứt hợp đồng nói riêng được ra đời phần nào giúp các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề Đơn phương chấm dứt hợp đồng: Xử lý và giải quyết theo quy định của pháp luật mà chúng tôi cung cấp tới quý khách hàng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến 0878.548.558 hoặc lienhe@luatanhngoc.vn, Luật Ánh Ngọc với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho bạn.