Luật Ánh Ngọc

Hành vi vi phạm hợp đồng: Các trường hợp phát sinh phạt và bồi thường

Tư vấn luật dân sự | 2024-04-06 09:12:36

1. Định nghĩa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

* Phạt vi phạm hợp đồng

Khi giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể tiến hành thỏa thuận về phạt vi phạt hợp đồng khi xảy ra vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận đã cam kết. Chỉ có thể tiến hành phạt vi phạm hợp đồng khi đã có sự thỏa thuận được ký kết trong hợp đồng. Phạt vi phạm sẽ được giải quyết bằng cách bên vi phạm nộp một khoản tiền ứng với hành vi vi phạm cho bên bị vi phạm.

Ngoài luật chung như Bộ Luật dân sự, các luật chuyên ngành cũng có định nghĩa về phạt vi phạm hợp đồng. Theo Điều 300, Luật Thương mại năm 2005 thì phạt vi phạm được hiểu đây là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do hành vi vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp đồng miễm trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Phạt vi phạm trong Bộ Luật dân sự và Luật Thương mại đều có thể phát sinh dựa trên sự thỏa thuận và phải thỏa thuận trước khi có hành vi vi phạm xảy ra. Đối tượng của phạt vi phạm là tiền. Dựa vào giá trị nghĩa vụ vi phạm mà bên vi phạm gây nên để làm căn cứ xác định mức phạt hợp đồng phải nộp cho bên bị vi phạm.

* Bồi thiệt hại hợp đồng

Theo Bộ Luật dân sự năm 2015, thiệt hại là những tổn thất thực tế tới tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; tài sản, danh dự và uy tín của pháp nhân hoặc các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ.

Theo Khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vẫn có thể phát sinh khi không có sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng trong trường hợp có đủ các yếu tố: Có hành vi vi phạm thoả thuận trong hợp đồng; có thiết hại xảy ra trong thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm đó với thiệt hại đã xảy ra.

Đối với chế tài bồi thường thiệt hại không có quy định về mức giới hạn tối đa phải bồi thường mà chỉ quy định: Mức bồi thường thiệt hại phải bao gồm giá trị thất thoát thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi thu trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ sẽ được hưởng nếu không xảy ra hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm hành vi vi phạm như sau:

Như vậy, phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều là những chế tài áp dụng trong trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của bên bi vi phạm. Bên bị vi phạm chỉ có thể được phạt bên vi phạm khi có thoả thuận được ký kết trong hợp đồng. Nhưng với chế tài bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm có thể yêu cầu được bồi thường ngay cả khi không có thoả thuận trong hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm mục đích quan trọng nhất là để bù đắp, bồi hoàn, khôi phục lại lợi ích vật chất do hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Đây là một chế tài quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên thực hiện hợp đồng.

 

Định nghĩa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

2. Trường hợp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

2.1 Trường hợp áp dụng phạt vi phạm hợp đồng

Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng chế tài phạt hợp đồng chỉ được áp dụng khi có sự thoả thuận của các bên ký kết trong hợp đồng. Như vậy, điều kiện để áp dụng phạt vi phạm hợp đồng là có hành vi vi phạm của chủ thể giao kết hợp đồng và có thoả thuận trong hợp đồng. Hành vi vi phạm của chủ thể giao kết hợp đồng có thể trong trường hợp cụ thể như:

Một là, chủ thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không có lý do chính đáng hoặc không thực hiện nội dung đã thỏa thuận khi nhận thấy tại thời điểm thực hiện không có lợi cho mình.

Hai là, chủ thể không thực hiện hợp đồng khi đã hưởng quyền lợi từ hợp đồng.

Ba là, thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ đã giao kết.

Ví dụ: Công ty A (bên bán) ký hợp đồng mua bán vật tư với Công ty B (bên mua). Trong hợp đồng mua bán vật tư, hai công ty đã thoả thuận các trường hợp sau sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng nếu không xảy ra yếu tố bất khả kháng như sau:

Trong trường hợp này, nếu xảy ra hành vi nêu trên trong hợp đồng, bên vi phạm sẽ chịu phạt hợp đồng và nộp cho bên bị vi phạm một khoản tiền theo thoả thuận. Ngoài ra, mức phạt cho mỗi hành vi vi phạm trên sẽ không quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm (vì hợp đồng trên là hợp đồng mua bán vật tư, nhận sự điều chỉnh từ Luật Thương mại).

2.2 Trường hợp áp dụng bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự để buộc bên gây ra hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù cho bên bị gây thiệt hại các tổn thất về mặt tinh thần và vật chất. Thiệt hại được bồi thường khi vi phạm hợp đồng bao gồm: (i) Thiệt hại về vật chất thực tế xác định được: Tổn thất về tải sản, chi phí hợp lý nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; (ii) Khoản lợi ích lẽ ra được hưởng nếu không xảy ra hành vi vi phạm; (iii) Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lập với mức bồi thường ở mục (ii); (iv) Thiệt hại về tinh thần. (Theo Điều 419 Bộ Luật dân sự năm 2015).

  1. Dự đoán được thiệt hại tinh thần sẽ xảy ra. Bên có nghĩa vụ chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà đã dự đoán trước hoặc có thể dự đoán một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng là hậu quả sẽ phát sinh khi xảy ra vi phạm hợp đồng.
  2. Những thiệt hại tinh thần mà bên bị vi phạm phải gánh chịu là những thiệt hại mang tính chất đáng kể. Có thể hiểu đó phải là những thiệt hại ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài tới sức khoẻ tinh thần, tâm lý.

Những thiệt hại tinh thần được bồi thường thường là những thiệt hại có tính “cá nhân” trong hợp đồng dân sự hơn là những hợp đồng thương mại. Những loại hợp đồng sau thường được chấp thuận các khoản bồi thường về thiệt hại tinh thần khi có hành vi vi phạm hợp đồng như: Hợp đồng hỗ trợ sinh con; hợp đồng vận chuyển hành khách; hợp đồng bảo hiểm cho các xe ô tô mới;… Có thể thấy đối tượng của các loại hợp đồng này là những công việc, tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân. Khi xảy ra hành vi vi phạm thì tổn thương về tinh thần là điều không thể tránh khỏi và sẽ xảy ra, thậm chí có thể gây nên những tổn thương tinh thân lâu dài và nghiêm trọng. Đây là lý do mà một số Toà án sẽ chấp nhận khoản bồi thường thiệt hại về tinh thần cho các dạng hợp đồng như trên.

Vi dụ: Anh A là tài xế xe taxi. Anh A đem xe ô tô của mình đến tiệm của anh B để bảo dưỡng định kỳ và hẹn sau 3 ngày sẽ đến lấy xe. Nhưng anh B đã sơ suất làm mất xe của anh A. Vậy những khoản anh B phải bồi thường cho anh A như sau:

Thứ nhất, bồi thường thiệt hại: Anh A sẽ được bồi thường số tiền tương ứng với giá trị chiếc xe mà anh B làm mất

Thứ hai, bồi thường phần lợi ích mà anh A đáng lẽ được hưởng nếu anh B không làm mất xe: Anh B phải bồi thường thù lao mà nếu anh A không mất xe sẽ kiếm được khi chở khách hàng cho đến khi anh A tìm được xe hoặc mua xe mới.

Thứ ba, bồi thường những chi phí phát sinh mà không trùng với mức bồi thường thứ hai: Anh B phải bồi thường chi phí phát sinh khi anh A đi tìm xe ô tô đã mất.

Thứ tư, bồi thường về thiệt hại tinh thần: Trong trường hợp này có thể không đề cập đến loại bồi thường này.

>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Điều kiện và quy trình yêu cầu

 

Trường hợp áp dụng bồi thường thiệt hại

2.3 Trường hợp áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Hiện nay trong quy định pháp luật đang có sự mâu thuẫn trong trường hợp áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại giữa Luật Thương mại năm 2005 và Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Theo Khoản 3 Điều 418 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:

Như vậy, nếu các bên muốn áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại thì cần phải nêu rõ trong hợp đồng. Ngược lại nếu chỉ thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại năm 2005 thì trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.

Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại bản chất là hai chế tài được đặt ra với mục đích khác nhau, cơ chế hoạt động cũng có sự khác biệt. Do đó, quy định của Luật Thương mại về mối quan hệ giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại sẽ tiếp cận phù hợp với thực tế hơn. Tuy nhiên với phạm vi áp dụng chung của Bộ Luật dân sự, đối với những trường hợp áp dụng luật chuyên ngành là Luật Thương mại thì có thể thấy trường hợp trong lĩnh vực Luật Thương mại điều chỉnh có thể áp dụng được đồng thời hai chế tài này.

Vi dụ: Anh An là thương nhân (Bên bán) và anh Bình cũng là thương nhân (Bên mua) ký kết hợp đồng sản xuất linh kiện điện tử. Đến ngày 13/9/2023, Anh An phải sản xuất xong 100 đơn linh kiện điện tử. Tuy nhiên đến ngày 2/4/2023, Anh An còn thiết 30 chíp điện tử để gắn vào linh kiện anh Bình đặt hàng. Anh An đã liên hệ vào giao kết hợp đồng với Anh Cường đặt mua 30 chíp điện tử với giá trị là 30.000.000 đồng. Trong hợp đồng đã thoả thuận đến ngày 02/5/2023 anh Cường phải giao đủ đơn hàng cho anh An. Tuy nhiên đến thời điểm giao hàng, anh Cường chỉ giao được 20 chíp điện tử theo thoả thuận. Vì anh Cường không giao đủ 10 chíp điện tử còn lại, anh An đã chậm giao hàng cho anh Bình như thoả thuận đã được ký kết. Trong trường hợp này, Anh An có quyền yêu cầu anh Bình phải chịu trách nhiệm cho đơn hàng đó như sau:

Một là phạt vi phạm hợp đồng. Hợp đồng đã thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng trong trường hợp giao không đủ số lượng hàng hoá với mức phạt 8% giá trị hàng hoá bị giao chậm. Vậy Anh Cường phải nộp cho Anh An số tiền là 8% giá trị 10 chíp điện tử giao chậm tức là 800.000 đồng.

Hai là, bồi thường thiệt hại cho anh An. Vì không thể giao đủ hàng cho anh Bình như đã thoả thuận, anh An đã phải chịu phạt hợp đồng đã ký với anh Bình. Anh Cường phải bồi thường khoản thiệt hại này của anh An ngay cả khi trong hợp đồng mua bán đã giao kết không có thỏa thuận bồi thường thiệt hại.

 

Trường hợp áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Như vậy có thể thấy, nếu dựa vào nguyên tác áp dụng luật chuyên ngành rồi đến luật chung sau thì có thể hiểu rằng: Trong hợp đồng thương mại nếu cố vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên nếu trong hợp đồng dân sự thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng mà khi không có thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong líc giao kết hợp đồng. Tùy từng loại hợp đồng sẽ có quy định và cách áp dụng khác nhau. Vì vậy khi tiến hành giao kết hợp đồng, để đảm bảo quyền lợi nêu tranh chấp xảy ra, các bạn cần nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật liên quan để tránh những rủi ro trong tương lai.

>> Có thể bạn quan tâm: Xử lý khi có tranh chấp về đề nghị giao kết hợp đồng

3. Dịch vụ về tư vấn, soạn thảo hợp đồng áp dụng được đầy đủ điều khoản phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Như đã trình bày trên, mỗi loại hợp đồng tuỳ vào lĩnh vực điều chỉnh sẽ có các quy định về phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại riêng. Để áp dụng hiệu quả hai chế tài này, giúp đảm bảo quyền lợi của các bạn khi tham gia ký kết hợp đồng, nhất là những loại hợp đồng có giá trị cao, các bạn cần tham khảo tư vấn của chuyên gia và luật sư. Luật Ánh Ngọc với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực sẽ bảo vệ quyền lợi của các bạn theo hướng tốt nhất, tuân thủ quy định pháp luật. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.


Bài viết khác