Luật Ánh Ngọc

06 điều quan trọng khi đề nghị giao kết hợp đồng

Tư vấn luật dân sự | 2024-09-23 01:19:14

1. Đề nghị giao kết hợp đồng là gì?

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên thể hiện rõ ràng mong muốn giao kết hợp đồng (gọi là bên đề nghị) đối với bên còn lại và bị ràng buộc khi lời đề nghị được đưa ra đối với bên được đề nghị hoặc công chúng. Sự ràng buộc khi đưa ra lời đề nghị nghĩa là người đề nghị phải chịu trách nhiệm với những nội dung đã được đưa ra. Nếu có bất kì thay đổi nào đối với đề nghị giao kết hợp đồng, người đề nghị cần phải thông báo cho bên kia được biết.

Cần phân biệt đề nghị giao kết với lời mời đàm phán. Đối với lời đề nghị giao kết hợp đồng, người đề nghị phải có trách nhiệm và có thiện chí muốn được ký kết hợp đồng. Trong khi đó, lời mời đàm phán có thể hiểu là việc bên mời gợi ý và khởi xướng việc đàm phán muốn ký kết hợp đồng và chỉ dẫn hình thành đề nghị giao kết hợp đồng.

2. Bảy đặc điểm của đề nghị giao kết hợp đồng

3. Hai phương thức đề nghị giao kết hợp đồng

4. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng

Theo quy định tại Điều 388 Bộ luật dân sự, đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực tại:

4.1. Do bên đề nghị giao kết hợp đồng ấn định

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng là thời điểm mà bên đề nghị chịu trách nhiệm với nội dung của lời đề nghị. Khi đó, hiệu lực của đề nghị giao kết phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bên được đề nghị. Do đó, bên đề nghị là người phát sinh mong muốn được ký kết hợp đồng nên để bảo vệ quyền lời cho bên đề nghị, bên đề nghị được ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng

4.2. Do nhận được đề nghị giao kết hợp đồng

Nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị thì đề nghị giao kết hợp đồng sẽ có hiệu lực ngay từ thời điểm bên được đề nghị nhận đười lời đề nghị. Thời điểm nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là khi bên đề nghị chuyển lời đề nghị đến trụ sở hoặc nơi cư trú của bên kia hoặc bên kia nhận được thư điền tử, fax, email,… chứa lời đề nghị của bên đề nghị giao kết.

5. Ba cách thức trả lời đề nghị giao kết hợp đồng

Sau khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị sẽ có nghĩa vụ trả lời về việc đồng ý hay không đồng ý với lời đề nghị, cụ thể:

5.1. Không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Khi bên được đề nghị không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, họ có thể không trả lời đề nghị sau khi hết thời hạn chờ nếu hai bên thỏa thuận sự im lặng không đương nhiên là chấp nhận đề nghị. Ngoài ra, họ có thể trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản rằng không chấp nhận đề nghị giao kết với bên đề nghị.

5.2. Đồng ý giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý toàn bộ đề nghị giao kết hợp đồng

Bên nhận đề nghị đồng ý phần lớn nội dung đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận ký kết hợp đồng nhưng có bổ sung, sửa đổi một phần đề nghị giao kết. Khi đó, việc trả lời của bên nhận đề nghị kèm theo các điều kiện, điều khoản khác hoặc yêu cầu bổ sung, sửa đổi những gì đã có trong lời đề nghị trở thành lời đề nghị giao kết hợp đồng mới.

5.3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Đây là việc bên nhận đề nghị đồng ý hoàn toàn nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Bên nhận đề nghị có thể chấp nhận đề nghị thông qua lời nói, văn bản. Sự im lặng của bên nhận đề nghị chỉ được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không có tiền lệ giữa hai bên.

6. Sáu trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Xem thêm bài viết: 

 

7. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

7.1. Các loại tranh chấp đề nghị giao kết hợp đồng?

7.2. Giải quyết tranh chấp về đề nghị giao kết hợp đồng như thế nào?

Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể giải quyết thông qua hình thức thương lượng, hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài.

Nói tóm lại, đề nghị giao kết hợp đồng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giao kết hợp đồng. Việc chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị giao kết có ảnh hưởng đặc biệt đến sự tồn tại của hợp đồng tương lai. Mặc dù ở giai đoạn tiền ký kết hợp đồng nhưng chỉ cần những sai sót trong quá trình chờ câu trả lời của bên được đề nghị cũng khiến cho bên bên đưa ra đề nghị giao kết phải bồi thường thiệt hại đáng kể.


Bài viết khác