Luật Ánh Ngọc

Bảo vệ quyền lợi của bạn: Nắm vững quy định về phạt vi phạm hợp đồng

Tư vấn luật dân sự | 2024-08-08 16:37:56

1. Mức phạt vi phạm hợp đồng trong quan hệ dân sự

Căn cứ Điều 418 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về phạt vi phạm hợp đồng có thể hiểu:

Quy định về phạt vi phạm hợp đồng là những quy định về trách nhiệm các bên trong hợp đồng, nếu có vi phạm phải bắt buộc có hành động khắc phục hậu quả bằng cách nộp một khoản tiền phạt nhất định cho bên có quyền lợi bị ảnh hưởng.

Các bên có thể thoả thuận về mức phạt vi phạm, hình thức phạt vi phạm có thể chỉ phải nộp tiền phạt mà không cần bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt vừa phải bồi thường thiệt hại. Nếu các chủ thể không thoả thuận trước về mức bồi thường thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các chủ thể không thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm có nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

Như vậy các bên chỉ được áp dụng quy định về phạt vi phạm hợp đồng dân sự khi có thoả thuận.

 

Mức phạt vi phạm hợp đồng trong dân sự do các bên thoả thuận

2. Mức phạt vi phạm hợp đồng trong lao động

Căn cứ theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP, mức phạt vi phạm hợp đồng lao động được quy định như sau: 

3. Mức phạt vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại

Theo Luật Thương mại năm 2015 tại Điều 300 quy định về phạt vi phạm hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận. Trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm như:

Mặc dù theo Bộ luật Dân sự mức phạt do các bên tự thoả thuận tuy nhiên theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 quy định về mức phạt vi phạm không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm trong hợp đồng.

Như vậy có thể hiểu, trong trường hợp nếu các bên có đủ điều kiện sẽ lựa chọn áp dụng theo quy định của Luật Thương mại về mức phạt vi phạm trong thoả thuận quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Theo đó, quy định về phạt vi phạm hợp đồng sẽ không quá mức 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm trong hợp đồng. Khi hai bên thoả thuận mức vượt quá 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng vi phạm nếu xảy ra tranh chấp thì Toà sẽ thường áp dụng mức phạt tối đa là 8%.

Ví dụ: Bên A (bên mua) và Bên B (bên bán) ký hợp đồng mua bán hàng hoá, đối tượng hợp đồng mua bán này gồm có hàng hoá 1 giá trị 10 triệu đồng, hàng hoá 2 có giá trị là 20 triệu đồng, tổng giá trị hợp đồng là 30 triệu đồng. Đến thời điểm giao hàng theo thoả thuận trong hợp đồng đã ký kết, bên B chỉ giao được hàng hoá 2. Như vậy, mức phạt trong trường hợp này sẽ áp dụng là 8% của giá trị hàng hoá 1 là hàng hóa bên B không giao được tức 10 triệu đồng. Vậy bên B phải nộp cho bên A khoản tiền phạt là 800.000 đồng.

Nếu trường trường hợp đến thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng, Bên B không giao đượ cả hàng hoá 1 và hàng hoá 2 thì mức phạt sẽ áp dụng là 8% của tổng giá trị hợp đồng là 30 triệu đồng.Vậy trong trường hợp này, bên B phải nộp cho bên A khoản tiền phạt là 2.400.000 đồng.

4. Mức phạt vi phạm hợp đồng trong xây dựng

Luật Xây dựng năm 2014 cũng lại định nghĩa hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để toàn bộ hoặc thực hiện một phần công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Do vậy, hợp đồng xây dựng cũng chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự.

Luật Xây dựng năm 2014Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng không có cụ thể về quy định về phạt vi phạm hợp đồng trong hợp đồng xây dựng mà chỉ nêu “phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi cụ thể trong hợp đồng”.

Tuy pháp luật về xây dựng không xác định nghĩa cụ thể nhưng có thể hiểu phạt vi phạm hợp đồng xây dựng là việc bên bị vi phạm phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ nếu hợp đồng xây dựng có thoả thuận.

Mức phạt vi phạm sẽ theo quy định của Bộ Luật Dân sự là do các bên tự thoả thuận, trừ một số trường hợp có quy định khác. Trường hợp đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Quy định về phạt vi phạm hợp đồng ở mức không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng vi phạm (Khoản 2 Điều 146 Luật xây dựng năm 2014).

Như vậy các bên chỉ được áp dụng quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng khi có thoả thuận. từ những phân tích trên, ta có thể hiệu rằng nếu không có sự tham ra của vốn nhà nước thì nội dung phạt vi phạm và mức phạt áp dụng sẽ dựa vào thỏa thuận của các bên và không có giới hạn mức phạt cần áp dụng.

Trên đây là tổng hợp bốn mức phạt vi phạm hợp đồng phổ biến hiện nay trong các lĩnh vực: dân sự, thương mại, lao động, xây dựng. Có thể thấy, tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng mà mức phạt hợp đồng có thể khác nhau do sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. 


Bài viết khác