Luật Ánh Ngọc

Nội dung Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-03-01 22:51:46

1. Thế nào là Giấy phép xử lý chất thải nguy hại 

Các chất thải nguy hại là những chất thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, có những đặc tính như ăn mòn, dễ lây nhiễm, dễ gây cháy nổ,...(ví dụ như hóa chất công nghiệp, rác thải điện tử, thuốc trừ sâu,...). Do đó không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể xử lý chất thải gây hại và được phép xử lý chất thải gây hại mà cần phải được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà ở đây là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Như vậy, giấy phép xử lý chất thải nguy hại là sự cho phép bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho phép một doanh nghiệp được xử lý các chất thải nguy hại bằng nhiều phương pháp khác nhau như vận chuyển, thu gom, tái chế, sơ chế,...

Giấy phép này phải được cấp đúng thủ tục, trình tự do luật định bởi xử lý chất thải là một công việc vô cùng nguy hiểm và cần được thực nghiệm nhiều lần trước khi để một doanh nghiệp chính thức được phép xử lý chất thải gây hại.

2. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại gồm những nội dung gì

 

5 nội dung quan trọng trong giấy phép

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, ngoài quốc hiệu tiêu ngữ, cơ quan có thẩm quyền cấp là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày tháng năm cấp, lần thứ bao nhiêu cấp giấy phép, thì có những nội dung quan trọng sau:

Lưu ý: Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại sẽ hướng dẫn về danh mục chất thải nguy hại; trình tự thủ tục đăng ký giấy phép xử lý chất thải nguy hại; các trường hợp đặc thù liên quan đến chất thải nguy hại;... Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý trong quá trình xin cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

3. Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Dưới đây là quy trình, thủ tục cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại, căn cứ theo Điều 17 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân, bằng các phương thức như nộp hồ sơ trực tuyến, trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính; nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có); nếu hợp lệ phải xem xét ra văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại.

Bước 3: Thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại: việc thực hiện này do tổ chức, cá nhân đang nộp hồ sơ thực hiện thử nghiệm:

Bước 4: Nộp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm

Nộp 02 bản báo cáo trong vòng 6 tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận được thử nghiệm. Quá thời hạn này thì phải thử nghiệm lại. 

Bước 5: Lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý chất thải nguy hại

Bước 6: Cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại và đăng tải trên trang thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

6 bước xin giấy phép

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có hiệu lực kể từ ngày được cấp và có thời hạn trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này phải xin cấp phép lại.

Như vậy, thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại bao gồm 06 bước rất quan trọng và khá phức tạp bởi liên quan lớn đến môi trường và sức khỏe con người.

4. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Hỏi: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có được cấp lại nhiều lần hay không?

Đáp: Có. Một tổ chức, cá nhân được cấp lại giấy phép xử lý chất thải nguy hại nhiều lần, không có giới hạn, chỉ cần tại thời điểm xin cấp giấy phép; tổ chức, cá nhân đó đáp ứng đủ các yêu cầu do pháp luật quy định.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp lại trong các trường hợp sau:

Hỏi: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có thể bị thu hồi hay không?

Đáp: Có thể bị thu hồi trong các trường hợp sau:

Hỏi: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có thời hạn trong vòng bao lâu?

Đáp: Căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 09/VBHN-BTNMT ban hành ngày 25/10/2019 về Quản lý chất thải và phế liệu thì giấy phép xử lý chất thải nguy hại có thời hạn là 05 (năm) năm tính từ ngày được cấp. Sau thời gian này, nếu muốn tiếp tục xử lý chất thải nguy hại, bạn phải thực hiện xin cấp lại giấy phép và thực hiện theo các thủ tục, trình tự đã nêu ở trên.

Hỏi: Công ty tôi kinh doanh trong lĩnh vực thu gom và xử lý rác thải thì có được phép xử lý chất thải nguy hại không?

Đáp: Có các mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ thu gom và xử lý rác thải, bao gồm: thu gom rác thải không độc hại; thu gom rác thải độc hại (rác thải y tế và các loại rác thải độc hại khác); xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại; xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại; tái chế phế liệu;...

Nếu công ty bạn đăng ký kinh doanh mã ngành không bao gồm xử lý chất thải gây hại thì bạn buộc phải xin giấy phép để xử lý chất thải nguy hại và nếu muốn kinh doanh lĩnh vực này bạn phải thực hiện các thủ tục bổ sung mã ngành trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bài viết này đã cung cấp các kiến thức về Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, bao gồm khái niệm Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Nội dung của Giấy phép; trình tự, thủ tục xin cấp phép và những câu hỏi xoay quanh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn biết thêm về dịch vụ của chúng tôi, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất hân hạnh được hỗ trợ và làm đối tác tin cậy của quý vị.


Bài viết khác