Luật Ánh Ngọc

Có được làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

Tư vấn hôn nhân gia đình | 2024-03-14 11:06:55

 

Chị A (17 tuổi) và anh N (20 tuổi) đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng kí kết hôn tại địa phương do chị A chưa đủ tuổi kết hôn. Sau một thời gian chung sống thì chị A đã mang thai và hiện tại sắp sinh. Chị A thắc mắc rằng liệu việc chị chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn thì có ảnh hưởng đến việc làm khai sinh cho con hay không?

1. Điều kiện đăng ký kết hôn

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:

Điều kiện về độ tuổi kết hôn:

Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo khả năng họ có thể thực hiện sứ mạng của mình là xây dựng gia đình và phát triển xã hội. Tuổi kết hôn được hiểu là tuổi mà một người được phép lấy chồng/vợ cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác. Độ tuổi kết hôn không chỉ căn cứ vào khả năng sinh sản của nam, nữ mà còn đảm bảo cho việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đồng thời đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ, có thể phát triển tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Độ tuổi kết hôn ở các quốc gia được quy định khác nhau. Tại Việt Nam, độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình mới nhất là từ đủ 20 tuổi đối với nam và từ đủ 18 tuổi đối với nữ. Quy định này được hiểu là nam, nữ đủ điều kiện kết hôn từ sau sinh nhật lần thứ 20 với nam và lần thứ 18 với nữ. Đây là một quy định có sự tiến bộ so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khi quy định độ tuổi kết hôn là nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.

Điều kiện về sự tự nguyện của nam, nữ trong kết hôn:

Tự nguyện của nam, nữ trong kết hôn được hiểu là mong muốn xuất phát từ ý chí của cả hai, tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí muốn trở thành vợ chồng. Kết hôn phải dựa trên ý chí của nam, nữ mà không bị tác động bởi bất cứ người nào khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Hai bên nam nữ mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thương giữa họ và nhằm mục đích là cùng nhau xây dựng gia đình. Sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai người. Sự tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Sự tự nguyện trong kết hôn thường được thể hiện ở việc cùng nhau đi đăng ký kết hôn. 

Không bị mất năng lực hành vi dân sự:

Người bị mất năng lực là một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.

Pháp luật cấm không cho họ kết hôn là hoàn toàn hợp lý, bởi:

+ Những người bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận biết, điều khiển hành vi nên họ không thể thực hiện được nghĩa vụ với vợ, chồng và đối với các con; không thể thực hiện trách nhiệm của mình trong gia đình.

+ Khi họ bị mất năng lực hành vi dân sự cũng không thể biết được nguyện vọng thật sự của họ, khó xác định cuộc hôn nhân dựa trên tinh thần tự nguyện.

+ Dựa trên căn cứ khoa học thì bệnh tâm thần là loại bệnh có tính di truyền nên các nhà làm luật cũng cho rằng, cần phải có quy định cấm những người mắc bệnh này kết hôn để đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, bảo đảm cho nòi giống được phát triển tốt và bảo đảm cho hạnh phúc gia đình.

Việc kết hôn phải không thuộc các trường hợp sau:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Đặc biệt, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Trong trường hợp này, chị A (17 tuổi) chưa đủ điều kiện kết hôn vậy nên anh chị không thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

2. Chưa kết hôn có làm giấy khai sinh được không?

Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nam nữ không đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con cái thì như khi có đăng ký kết hôn.

Trường hợp này, do anh N và chị A có kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn nên khi sinh con ra thì đứa con này sẽ được gọi là con ngoài giá thú và cả 2 anh chị đều thừa nhận thì đó sẽ là con chung của 2 vợ chồng anh chị. Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Nếu không có thể bị phạt.

Do đó, nếu cha mẹ không đăng ký kết hôn thì con vẫn được làm giấy khai sinh nhưng lúc này, các cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha hoặc mẹ.

Căn cứ tại Điều 9 Luật Hộ tịch 2014 quy định về các giấy tờ cần nộp và xuất trình khi thực hiện đăng ký khai sinh cho con như sau:

Đồng thời tại Khoản 2, điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Từ những quy định trên, hiện vợ chồng anh N và chị A có làm đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn, vậy người con sinh ra của 2 vợ chồng sẽ là con ngoài giá thú , đối với thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú thì pháp luật vẫn cho phép làm giấy khai sinh tương tự như đối với con trong hôn nhân.

3. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng kí kết hôn

 Thủ tục đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã (Điều 16 Luật Hộ tịch 2014):

- Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, mẹ: Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. 

Về thủ tục nhận cha, con như sau:

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, con nhận tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, con các bên phải có mặt. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

Trường hợp anh N và chị A muốn đăng ký khai sinh cho con mang họ của cha thì cha của bé là anh N phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, con cùng với việc đăng ký khai sinh theo thủ tục như trên. Khi xác minh được quan hệ cha, con là hợp pháp thì cơ quan hộ tịch sẽ công nhận quan hệ cha, con của con bạn và cha bé, khi đó con của bạn hoàn toàn có thể mang họ của cha.

4. Thủ tục làm giấy khai sinh cần những giấy tờ gì?

4.1. Thủ tục đăng ký khai sinh bỏ trống tên cha

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đầu tiên, người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho con cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai khai sinh theo mẫu

– Bản chính giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

– Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Khi đi nộp hồ sơ, cần xuất trình các giấy tờ sau:

– Căn cước công dân / chứng minh nhân dân / hộ chiếu / giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

– Trong trường hợp gửi hồ sơ qua bưu điện thì phải gửi kèm bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Địa điểm nộp hồ sơ: UBND cấp xã nơi cư trú. Có thể đến nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tuyến.

Bước 3: Trả kết quả

Chủ tịch UBND cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.

Thời hạn giải quyết: ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

Lệ phí:

– Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

– Miễn lệ phí đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

4.2. Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có yêu cầu cần chuẩn bị các hồ sơ như trường hợp trên và thêm các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu

– Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có văn bản trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người có yêu cầu đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con đến nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

Lưu ý: không được ủy quyền nộp thay hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, trường hợp phải xác minh thì không quá 08 ngày làm việc.

Lệ phí: Theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn; người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

Mỗi trẻ em sinh ra đều có quyền được sống, được khai sinh và hơn hết là được hạnh phúc trong vòng tay của gia đình. Tuy nhiên, có thể vì vài trường hợp nào đó, điều kiện chưa cho phép có thể khiến các em chưa được trọn vẹn với gia đình. Dù vậy thì quyền được khai sinh và được sống của các em là không thể phủ nhận. Những thông tin hữu ích này của Luật Ánh Ngọc có thể giúp mỗi trẻ em được thực hiện quyền khai sinh dù trong trường hợp nào.

Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các luật sư, khách hàng có thể yên tâm tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và đạt được kết quả như mong muốn. Công ty Luật Ánh Ngọc luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Ánh Ngọc để được tư vấn cụ thể.


Bài viết khác