Luật Ánh Ngọc

Bạo lực gia đình: Vấn đề đáng lên án trong Luật hôn nhân và gia đình

Tư vấn hôn nhân gia đình | 2024-03-19 12:40:44

1. Bạo lực gia đình là gì?

Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) của nước ta, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Trong đó, thành viên trong gia đình có thể là vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

2. Các hành vi bạo lực gia đình cụ thể

 

Các hành vi bạo lực gia đình

Việc bạo lực gia đình được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: bạo lực về tình dục, thể chất, tinh thần, tài chính được thực hiện bằng nhiều hành vi khác nhau. Hiện nay, pháp luật quy định có rất nhiều hành vi bị coi là bạo lực gia đình.

2.1. Nhóm bạo lực về thể chất

2.2. Nhóm bạo lực về tinh thần

2.3. Nhóm bạo lực tình dục

2.4. Nhóm bạo lực tài chính

Lưu ý: những hành vi trên mà được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

3. Chế tài nào cho hành vi bạo lực gia đình?

Theo Điều 22 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022, có các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình gồm: 

- Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;

- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cấm tiếp xúc;

- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;

 - Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;

- Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;

- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;

- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;

- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;

- Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

Đồng thời, Luật phòng chống bạo lực gia đình cũng quy định người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình (điểm d khoản 1 Điều 10).

Từ các quy định trên có thể xác định các chế tài được áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình gồm: các biện pháp mang tính chất phòng, ngừa; Xử lý hành chính; Xử lý hình sự; Bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự.

3.1. Nhóm các chế tài mang tính chất phòng, ngừa

Các chế tài mang tính chất phòng ngừa là những chế tài được áp dụng khi có dấu hiệu của bạo lực gia đình hoặc hành vi chỉ vừa mang tính chất ít nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng nhiều đến trạng thái tinh thần, sức khỏe của người nạn nhân.

Các biện pháp này sẽ áp dụng khi mà người thực hiện hành vi bạo lực gia đình chưa đến phức bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự, nhằm ngăn chặn, hạn chế, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình.

3.2. Xử lý hành chính

 

Xử lý hành chính hành vi bạo lực gia đình

Theo quy định tại Mục 4 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình như sau: 

Các mức phạt đối với từng hành vi cụ thể được quy định chi tiết tại các điều từ Điều 52 - Điều 63 của Nghị định này. Ngoài ra, người thực hiện hành vi bạo lực gia đình còn phải buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi của mình như buộc xin lỗi công khai.

Lưu ý: Đối với những người là Đảng viên nếu có hành vi bạo lực gia đình ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có) hoặc khai trừ tủy theo mức độ bạo lực của hành vi (theo Điều 50 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 Vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực gia đình).

3.3. Xử lý hình sự

 

Xử lý hình sự hành vi bạo lực gia đình

Trường hợp hành vi bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng, hành vi đủ cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự với các tội quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm:

3.4. Bồi thường thiệt hại

Người thực hiện hành vi bạo lực gia đình sẽ phải bồi thường thiệt hại một cách kịp thời, nhanh chóng nhằm khắc phục hậu quả và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình. Họ sẽ phải bồi thường các thiệt hại sau đây theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

4. Làm sao để có các chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình khi muốn ly hôn đơn phương

 

Thu thập chứng cứ bạo lực gia đình

Khi ly hôn đơn phương, Tòa án cần phải có các căn cứ về hành vi bạo lực gia đình của vợ hoặc chồng, và những tổn hại về mặt kinh tế, sức khỏe, tinh thần của người bị bạo lực. Chúng ta có thể thu thập các chứng cứ này bằng các hình thức như sau:

Có thể thấy rằng, hành vi bạo lực gia đình không chỉ đơn giản là hành vi đánh đập người trong gia đình mà còn bao gồm nhiều hành vi khác như xúc phạm, ép buộc làm điều sai trái, điều mà người ta không tự nguyện thông qua các hình thức bạo lực tình dục, thể chất, tinh thần và tài chính. Người thực hiện hành vi này phải bồi thường thiệt hại, có thể bị xử lý hành chính, xử lý hình sự tùy theo mức độ của hành vi. Nếu bạn có những thắc mắc liên quan hãy liên hệ tới Luật Ánh Ngọc để được đội ngũ luật sư uy tín, nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ.


Bài viết khác