Luật Ánh Ngọc

Sau khi ly hôn, ai sẽ là người nuôi con?

Tư vấn hôn nhân gia đình | 2024-03-19 12:38:17

Chào Luật Ánh Ngọc, tội hiện tại 39 tuổi, đã kết hôn và có hai con, 1 con đã được 19 tuổi và một con mới 5 tuổi. Tôi và chồng tôi đã bất đồng từ lâu, tôi cảm thấy chúng tôi không thể tiếp tục sống với nhau nên chúng tôi muốn ly hôn. Sau khi ly hôn tôi muốn được nuôi cả hai đứa con, chồng tôi thì muốn chia mỗi người nuôi 1 đứa. Tôi mong Công ty Luật Ánh Ngọc giải đáp giúp tôi là tôi muốn nuôi cả hai đứa con có được không? Hay pháp luật có quy định là mỗi bên phải được nuôi 01 người?

1. Ly hôn là gì? Hậu quả của ly hôn

Theo luật hôn nhân và gia đình, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Bằng bản án trong những trường hợp có tranh chấp về ly hôn mà khi tiến hành hòa giải hai bên không thỏa thuận được. Ly hôn theo quyết định là trường hợp hai bên thỏa thuận được với nhau, ly hôn thuận tình, không có tranh chấp (nếu có thì được tách riêng thành vụ án về tranh chấp đó)

Hậu quả của việc ly hôn là hai bên phải giải quyết 02 vấn đề là vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng và vấn đề nuôi con (nếu đã có con chung).

Về chia tài sản chungnguyên tắc chia tài sản chung (Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2016):

- Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản.

- Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định.

- Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố cụ thể khác mà Luật quy định để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia.

- Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

- Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Về con chung, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Theo các quy định này thì không hoàn toàn nhắc đến trường hợp con đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Vậy là, đối với con chung sau khi cha mẹ ly hôn thì được chia thành 02 nhóm là con đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và nhóm con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con thành niên, con thành niên mất lăng lực hành vi dân sự, con thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, con chưa thành niên

 

Ai được sống với bố mẹ sau ly hôn

2.1. Con thành niên

Theo BLDS, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, người thành niên sẽ được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (tức là có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự) trừ các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, bị khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người thành niên trong trường hợp này là những người có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của minh, các giao dịch liên quan đến đời sống, lao động, sinh hoạt hằng ngày bản thân họ tự mình làm được mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện như cha, mẹ.

Ở Việt Nam ta, những người từ đủ 18 tuổi thì đã học Trung học phổ thông, khi này các bạn đều tự mình đi tìm công việc để kiếm tiền nuôi mình, hoặc có những bạn đi học nhưng hầu hết các giao dịch mà các bạn thực hiện pháp luật không yêu cầu phải có sự đồng ý của cha, mẹ.

2.2. Con thành niên mất lăng lực hành vi dân sự, con thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, con chưa thành niên.

Con thành niên mất năng lực hành vi dân sự: Theo BLDS 2015, người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Những giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự như hợp đồng, việc mua bán, trao đổi hàng hóa,… phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (Điều 22 BLDS 2015).

Con thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mìnhvì chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng trực tiếp quy phạm “con đã thành niên mà không có khả năng lao động” này, nên trong thực tế còn nhiều tranh cãi về việc áp dụng tương tự pháp luật. Tuy nhiê, hiểu một cách nôm na nhất đây là trường hợp con bị tàn tật từ nhỏ, không lao động để kiếm tiến được hoặc người do bị tai nạn lao động, sự cố nào đó dẫn đến không còn khả năng lao động như liệt cột sống, liệt hai chi, mù mắt,… Những người này không thể tự chăm sóc bản thân mà cần phải có một người thường xuyên chăm sóc họ, nhưng họ lại không có tài sản để thuê người đến chăm sóc và tài sản để tự nuôi bản thân thì cha, mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con mình trong trường hợp này.

Con chưa thành niênBLDS quy định người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Những giao dịch dân sự của chưa thành niên sẽ do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc có sự đồng ý của họ. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi mà họ có thể tự mình thực hiện các giao dịch khác nhau:

- Người chưa đủ sáu tuổi thì cá giao dịch dân sự đều do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi như mua bánh kẹo giá trị ít,...

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Có thể thấy, trong các trường hợp là con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình là những trường hợp mà khi họ muốn xác lập một giao dịch dân sự nào thì cần phải có người đại diện hợp pháp, người giám hộ thực hiện, xác lập cho hoặc phải có sự đồng ý của họ. Mà bố, mẹ chính là đại diện hợp pháp của con chưa thành niên, là người giám hộ của con bị mất năng lực hành vi dân sự (Điều 46, 136 BLDS 2015). Đáng lẽ, trong các trường hợp này, người con phải được sống cùng cả cha và mẹ, hai bên đều phải có trách nhiệm cùng chăm sóc con, tuy nhiên do cha mẹ ly hôn nên con phải được sống cùng với một trong hai người để có thể trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp, đảm bảo các quyền lợi ích của con đều được bảo đàm.

Với con đã thành niên, vì sao Luật hôn nhân và gia đình không có quy định là phải có người trực tiếp nuôi con. Bởi vì những người đã thành niên họ hoàn toàn có đầy đủ nhận thức, có khả năng lao động tự kiếm tiền để nuôi sống bản thân thậm chí là đã có gia đình, và nuôi được bố mẹ. Việc họ có muốn sống với bố hay mẹ là tự mình quyết định.

3. Sau ly hôn, ai là người nuôi con?

 

ai sẽ là người nuôi con

 

Theo Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ có thể thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết căn cứ vào luật, vậy nên, trong mỗi trường hợp cụ thể Tòa án sẽ quyết định ai là ngươi nuôi con.

3.1. Mẹ trực tiếp nuôi con trong những trường hợp nào?

Luật Hôn nhân và gia đình quy định các trường hợp sau người mẹ được trực tiếp nuôi con:

3.2. Bố trực tiếp nuôi con trong những trường hợp nào?

Người bố cũng có quyền được trực tiếp nuôi con như người mẹ, trong những trường hợp sau:

3.3. Có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con không?

Mặc dù tại thời điểm ly hôn đã thỏa thuận, Tòa án đã quyết định về người trực tiếp nuôi con, tuy nhiên nếu về sau, nếu có các căn cứ nhất định thì người trực tiếp nuôi con có thể bị thay đổi nếu có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình. Trong đó:

- Bố, mẹ khi sau khi ly hôn nếu thấy có các căn cứ sau đấy thì có thể yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con và Tòa án sẽ là người quyết định việc thay đổi này (Điều 84 Luật hôn nhân gia đình): 

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Các trường này con sẽ do người vợ hoặc chồng tiếp tục nuôi con.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 

Xem thêm>>: Con sinh ra sau khi ly hôn là con chung của vợ chồng khi nào

Trên đây là những tư vấn của Luật Ánh Ngọc về trường hợp của bạn cũng như vấn đề xác định người nuôi dưỡng con sau khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề gì hãy liên hệ với chúng tôi qua 0878.548.558 hoặc lienhe@luatanhngoc.vn. Luật Ánh Ngọc với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho bạn.


Bài viết khác