Luật Ánh Ngọc

Thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam

Thủ tục hành chính | 2024-03-13 12:29:45

1. Căn cứ pháp lý

2. Hoạt động khuyến mại

 

Hoạt động khuyến mại

2.1. Thế nào là hoạt động khuyến mại?

Khuyến mại là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định tại Luật Thương mại, được thực hiện nhằm tạo ra sự hấp dẫn và kích thích người tiêu dùng để mua hàng, sử dụng dịch vụ hoặc tham gia vào một hoạt động cụ thể. Mục tiêu của hoạt động khuyến mại là tăng doanh số bán hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng, thu hút khách hàng mới và tạo sự chú ý đối với sản phẩm hoặc thương hiệu.

Khuyến mại là một hoạt động thương mại phổ biến được sử dụng để thu hút khách hàng và tăng cường doanh số bán hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp, quy định pháp luật Việt Nam đã đề ra một số nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện khuyến mại, bao gồm:

- Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác: các hoạt động khuyến mại phải được thực hiện một cách công bằng, không gian lận, không gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp cạnh tranh. Không được sử dụng các phương pháp gian lận, lừa đảo, hoặc thông tin sai lệch để lôi kéo khách hàng; các thông tin về khuyến mại phải được công bố rõ ràng và minh bạch để người tiêu dùng có thể hiểu rõ về các điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Các điều kiện áp dụng khuyến mại, như giá ưu đãi, thời hạn, số lượng hàng hoá có sẵn, phạm áp dụng, phương thức thanh toán, và các điều kiện khác cần được công bố một cách rõ ràng.

- Thương nhân thực hiện Chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết các khiếu nại (nếu có) liên quan đến chương trình khuyến mại.

- Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

- Việc thực hiện khuyến mại phải đảm bảo:

2.2. Có những hình thức khuyến mại nào?

Khuyến mại là một trong những cách marketing hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, việc khuyến mại cũng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh, giúp các cơ quan nhà nước quản lý hoạt đồng kinh doanh đặc biệt là hoạt động khuyến mại một cách dễ dàng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Pháp luật Việt Nam quy định một số hình thức khuyến mại và các thương nhân chỉ được áp dụng các hình thức khuyến mại theo quy định trong hoạt động kinh doanh của mình. Các hình thức khuyến mại bao gồm: 

- Doanh nghiệp đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Đây là một trong những hình thức khuyến mại được áp dụng rộng rãi hiện nay để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Tuy nhiên, đơn vị kinh doanh cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ được cung ứng để không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.

- Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền giúp khách hàng có thể thử trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp, thu hút khách hàng mới và tạo lòng tin đối với khách hàng hiện tại.

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá, việc áp dụng khuyến mại theo hình thức này phải tuân thủ quy định của Chính phủ.

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương)

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi)

- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác. Hình thức này giúp doanh nghiệp tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng và giúp tăng doanh số bán hàng.

- Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà quá trình thực hiện có sử dụng internet, phương tiện, thiết bị điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin. Hình thức khuyến mại phù hợp với xu hướng công nghệ hiện nay và giúp đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Trên đây là những hình thức khuyến mại được quy định theo pháp luật Việt Nam. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho khách hàng mà còn giúp các doanh nghiệp ngăn chặn được các hành vi kinh doanh không đúng quy định.

3. Thông báo hoạt động khuyến mại

 

Thông báo hoạt động khuyến mại

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trước khi thực hiện hoạt đồng khuyến mại doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại. Thủ tục này đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về nội dung, thời gian, đối tượng áp dụng, phạm vi ảnh hưởng và các điều kiện tham gia khuyến mại. Bằng cách này, cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể kiểm soát và giám sát hoạt động khuyến mại để đảm bảo tính hợp pháp và công bằng.

Việc tuân thủ quy định về thông báo hoạt động khuyến mại không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thứ nhất, việc thông báo giúp tạo lòng tin và uy tín đối với khách hàng. Khi khách hàng biết rõ về các điều kiện và quyền lợi của mình trong chương trình khuyến mại, họ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi tham gia và mua hàng. Thứ hai, việc tuân thủ quy định giúp tránh các rủi ro pháp lý và xử lý các tranh chấp có thể phát sinh sau này. Bằng việc đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định, doanh nghiệp có thể tránh được các khoản pht và tổn thất về danh tiếng do vi phạm pháp luật.

Không thông báo hoặc không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi thực hiện khuyến mại hoặc thông báo, đăng ký không đúng quy định hoặc nội dung thông báo, đăng ký không trung thực là hành vi vi phạm hành chính và thương nhân có một trong các hành vi trên có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

4. Thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại theo quy định pháp luật Việt Nam

 

Hồ sơ thông báo hoạt động khuyến mại

 

4.1. Trình tư, thủ tục thông báo hoạt đồng khuyến mại

- Hồ sơ : Thương nhận chuẩn bị hồ sơ thông báo bao gồm 01 Thông báo thực hiện khuyến mại theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại

- Hình thức nộp hồ sơ: Thương nhân nộp 01 hồ sơ qua các cách thức sau:

4.2. Thời hạn thực hiện thủ tục thông báo khuyến mại

Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân cần thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi doanh nghiệp tổ chức khuyến mại. Các hình thức khuyến mại sau đây theo quy định của pháp luật Việt Nam cần thực hiện thủ tục thông báo khuyến mại bao gồm: 

Hồ sơ thông báo khuyến mại phải được gửi trước ít nhất 3 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại, sau đó thông tin về chương trình khuyến mại mà thương nhân đã thông báo được cơ quan quản lý nhà nước công khai bằng các hình thức phù hợp (văn bản, trang tin điện tử hoặc các hình thức khác có tác dụng tương đương) và thời gian bắt đầu của chương trình khuyến mại sau khi đã nộp thông báo khuyến mại.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp thương nhân không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo khuyến mại khi thực hiện các chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng và chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.

5. Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung Chương trình khuyến mại

Thương nhân có thể thực hiện việc sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đã được thông báo đến Sở Công Thương trước đó, trước khi sửa đổi, bổ sung phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đến Sở Công Thương nơi đã thông báo thực hiện khuyến mại. Việc sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của các khách hàng đã tham gia chương trình trước khi chương trình được sửa đổi, bổ sung nội dung.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thông báo gồm 01 văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Thương nhân thông báo sửa đổi, bổ sung nổi dung chương trình khuyến mại gửi hồ sơ đã chuẩn bị đến các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại)

Hình thức thực hiện: qua đường bưu điện, trực tiếp, qua thư điện tử hoặc hệ thống dịch vụ trực tuyến theo quy định.

Bước 3: Xem xét và trả kết quả

Sở Công Thương xem xét hồ sơ và ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chương trình khuyến mại.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về Thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại theo quy định pháp luật Việt Nam. Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp của Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý khách hàng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.

 


Bài viết khác