Tội buôn bán hàng cấm là gì? Buôn bán hàng cấm ở mức độ nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?


Tội buôn bán hàng cấm là gì? Buôn bán hàng cấm ở mức độ nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Tội buôn bán hàng cấm là tội phạm nguy hiểm, xâm phạm đến hoạt động quản lý của nhà nước. Người phạm tội có thể bị phạt lên đến 15 năm tù. Pháp nhân phạm tội có thể bị phạt lên đến 6 tỷ đồng. Các mức phạt cụ thể đối với tội buôn bán hàng cấm là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để được giải đáp.

1. Tội buôn bán hàng cấm là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP: Hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.

Một số loại hàng cấm thường thấy gồm có: Ma túy, vũ khí quân dụng, các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách....

Tội buôn bán hàng cấm là tội phạm thực hiện các hành vi bày bán, lưu giữ, vận chuyển, mua bán, xuất nhập khẩu hoặc các hoạt động mua bán khác nhằm mục đích đưa những loại hàng hóa bị cấm lưu hành, cấm kinh doanh, sử dụng hoặc hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam vào buôn bán trên lãnh thổ trong nước.

2. Truy cứu hình sự với tội buôn bán hàng cấm 

Buôn bán bao nhiêu thì phạm tội buôn bán hàng cấm
Buôn bán ở mức độ nào thì phạm tội buôn bán hàng cấm

Tuỳ từng loại hàng hoá mà khối lượng hàng hoá quy định khác nhau:

  • Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội buôn bán hàng cấm bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau: 
    • Buôn bán hàng cấm là thuốc bảo vệ thực vật từ 50kg hoặc từ 50 lít;
    • Buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên;
    • Buôn bán hàng cấm là pháo nổ từ 06 kg trở lên;
    • Buôn bán hàng cấm không thuộc một trong ba loại hàng hóa trên có trị giá từ 100.000.000 đồng hoặc thu được lợi bất chính từ việc buôn bán hàng cấm từ 50.000.000 đồng
    • Buôn bán hàng cấm là hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên.
  • Trường hợp buôn bán hàng cấm có số lượng, trị giá dưới các mức nêu trên nhưng bản thân người buôn bán đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một số tội nhất định chưa được xóa án tích nhưng tiếp tục buôn bán hàng cấm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, gồm các hành vi sau:
    • Hành vi buôn bán hàng cấm hoặc buôn lậu
    • Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
    • Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
    • Sản xuất, buôn bán hàng giả
    • Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
    • Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
    • Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
    • Hành vi đầu cơ, trốn thuế.

3. Xử phạt đối với tội buôn bán hàng cấm 

Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội buôn bán hàng cấm
Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội buôn bán hàng cấm

3.1. Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Trường hợp người phạm tội buôn bán hàng cấm thuộc các trường hợp dưới đây và không có các tình tiết tăng nặng thì thuộc trường hợp được áp dụng khung hình phạt cơ bản: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Buôn bán hàng cấm là thuốc bảo vệ thực vật từ 50 kg đến dưới 100 kg hoặc từ 50 lit đến dưới 100 lít;
  • Buôn bán hàng cấm là pháo nổ từ 06 kg đến dưới 40kg;
  • Buôn bán hàng cấm khác có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lời bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Buôn bán hàng cấm là hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.00.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Buôn bán hàng cấm có trị giá hoặc khối lượng dưới mức định tội nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết một số tội đã nêu ở trên, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

3.2. Bị phạt tù 05 năm đến 10 năm

  • Trong trường hợp người phạm tội buôn bán hàng cấm không thực hiện một cách riêng lẻ mà có sự tham gia của nhiều người cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, phân công vai trò, nhiệm vụ và có sự câu kết chặt chẽ với nhau
  • Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện để người phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi. Nếu không là người có chức vụ, quyền hạn thì không thể thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm
  • Người phạm tội buôn bán hàng cấm thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên, lợi dụng uy tín của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi nhằm mục đích vụ lợi cá nhân
  • Người phạm tội buôn bán hàng cấm có tính chất chuyên nghiệp. Người phạm tội đã thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm từ 05 lần trở lên không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa cũng như xem hành vi buôn bán hàng cấm là nghề nghiệp chính, sử dụng nguồn lợi bất chính từ hoạt động buôn bán hàng cấm là nguồn thu nhập chính
  • Người phạm tội buôn bán hàng cấm là thuốc bảo vệ thực vật, thuốc lá điếu nhập lậu, pháo nổ,… có định lượng sau đây:
    • Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao
    • Pháo nổ từ 40 kg đến dưới 120 kg
    • Thuốc bảo vệ thực vật từ 100 kg đến dưới 300 kg hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít
    • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.00 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng
    • Hàng cấm khác có trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Người phạm tội buôn bán hàng cấm qua biên giới trừ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu
  • Người phạm tội tái phạm nguy hiểm. Đây là trường hợp người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã được giáo dục, răn đe nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm.

3.3. Bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm

Trong trường hợp người phạm tội buôn bán hàng cấm có định mức, định lượng dưới đây thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

  • Thuốc lá điếu nhập lậu từ trên 4.500 bao
  • Pháo nổ từ trên 120 kg
  • Thuốc bảo vệ thực vật từ trên 300kg hoặc từ trên 300 lít
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên
  • Hàng cấm khác có trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên
  • Người phạm tội thu lợi bất chính từ buôn bán hàng cấm từ 700.000.000 đồng trở lên đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam và từ 500.000.000 đồng trở lên đối với các loại hàng cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng khác.

3.4. Hình phạt bổ sung tội buôn bán hàng cấm

Ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính là phạt tù có thời hạn, người phạm tội buôn bán hàng cấm còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mọi người cũng xem: Chế tài xử phạt đối với những hành vi buôn bán hàng cấm

4. Pháp nhân có phạm tội buôn bán hàng cấm không?

Theo quy định pháp luật, pháp nhân vẫn có thể bị truy tố về tội buôn bán hàng cấm. Mức phạt đối với pháp nhân đối với tội buôn bán hàng cấm là phạt tiền. Tương tự với từng hành vi cá nhân phạm tội buôn bán hàng cấm, pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền với các mức phạt như sau:  

  • Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng cấm đã gây ra thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây ra thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả do hành vi buôn bán hàng cấm gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Trường hợp pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục đích chính là để kinh doanh, buôn bán hàng cấm thì bị định chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm
  • Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Hàng hoá nào được xem là hàng cấm?

Những hàng hoá được xem là hàng cấm đều được quy định cụ thể trong Danh mục hàng cấm của Việt Nam. Có thể kể đến một số loại hàng hoá phổ biến như: 

  • Pháo nổ là loại pháo khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện sẽ gây ra tiếng nổ hoặc tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc vào không gian;
  • Thuốc bảo vệ thực vật chứa một số hoạt chất có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái được quy định cụ thể tại Phụ lục II Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu;
  • Các chất ma túy được quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư năm 2020;
  • Các loại hóa chất, khoáng vật;
  • Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mẫu vật các loại động vật rừng, thực vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý hiếm quy định tại Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loại thực vật, động vật hoang dã nguy cấp;
  • Mẫu vật các loại động vật hoang dã, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;
  • Buôn bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.

5.2. Mua bán súng bắn nước có phạm tội buôn bán hàng cấm không?

Căn cứ quy định tại Chương X Danh mục hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện ban hành kèm theo Quyết định 88/2000/QĐ-BTM thì súng bắn nước là đồ chơi bị cấm theo quy định của pháp luật. Do đó, người thực hiện hành vi mua bán súng bắn nước có thể phạm tội buôn bán hàng cấm nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.

5.3. Phải làm gì nếu bị kiểm tra khi buôn bán hàng cấm?

Trong trường hợp bị kiểm tra hoặc bắt giữ khi khi buôn bán hàng cấm thì người buôn bán hàng cấm cần phối hợp với cơ quan để kiểm tra, xác minh xem có đúng là buôn bán hàng cấm hay không. Tuỳ vào từng trường hợp mà người buôn bán có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị phạt tù.

Có thể bạn quan tâm: Xử phạt thế nào đối với hành vi vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu?

Trên đây, bài viết đã giải đáp các vấn đề liên quan đến tội buôn bán hàng cấm. Có thể thấy, tội buôn bán hàng cấm là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, người buôn bán hàng cấm có thể bị phạt tù lên đến 15 năm tù. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.