Luật Ánh Ngọc

Tìm hiểu quy định của pháp luật về tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp

Tư vấn luật hình sự | 2024-08-07 12:09:17

1. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là gì?

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi xâm nhập, sử dụng, chiếm giữ nhà ở, chỗ ở hợp pháp của người khác một cách trái pháp luật và không được sự đồng ý của người chủ nhà hoặc quản lý nơi đó. Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp được thể hiện bằng ba hành vi như sau:

2. Phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp phạt thế nào?

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp mà người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp có thể bị áp dụng các mức hình phạt khác nhau.

2.1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Trong trường hợp người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp thực hiện một trong những hành vi dưới đây mà không có tình tiết tăng nặng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: 

Phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt áp dụng cho người xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng người đó đang có nơi làm việc ổn định hoặc có đang cư trú tại địa điểm rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người đó ra khỏi đời sống xã hội.

Phạt tù là hình phạt buộc người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời gian nhất định, cụ thể trong trường hợp này là từ 03 tháng đến 02 năm.

Đây là hình phạt nhẹ nhất trong bộ luật hình sự, xuất phạt từ tính chất của hành vi xâm phạm chỗ ở chưa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp không có các tình tiết tăng nặng.

Mọi người cũng xem: Án treo? Người bị xử án treo có được đi khỏi nơi cư trú không?

2.2. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

 

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau có thể bị phạt tù lên đến 05 năm

Trong trường hợp người phạm tội thực hiện các hành vi khám xét, chiếm giữ, xâm nhập, xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp thuộc một trong số các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Ngoài áp dụng các hình phạt chính, người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Thời gian cấm được tính từ thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc thời điểm chấp hành xong án phạt tù.

2.3. Phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng

Khác với hai trường hợp trên, trường hợp này áp dụng đối với các đối tượng có hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp nhưng không đủ dấu hiệu bị truy tố về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác.

Căn cứ theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người xâm phạm chỗ ở của người khác trái pháp luật sẽ bị phạt tiền trong một số trường hợp sau đây:

Ngoài ra, người xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

3. Ai phải chịu hình phạt tội xâm phạm chỗ ở?

Như đã trình bày ở trên, không phải mọi trường hợp xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp đều bị áp dụng hình phạt tội xâm phạm chỗ ở. Hình phạt này chỉ áp dụng đối với các đối tượng thỏa mãn các điều kiện sau: 

4. Trường hợp nào pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân?

Lưu ý: 

Trên đây, Luật Ánh Ngọc đã giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Có thể thấy, tội xâm phạm chỗ ở là tội phạm nguy hiểm, với mức cao nhất của khung hình phạt là 05 năm tù. Trường hợp chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 10 triệu đồng.


Bài viết khác