Luật Ánh Ngọc

Hướng dẫn quy trình và quyền lợi khi khởi kiện lấn chiếm đất đai

Tư vấn luật đất đai | 2023-12-29 16:13:22

Anh N.V.L có gửi thư về Luật Ánh Ngọc yêu cầu luật sư tư vấn trường hợp của anh như sau: Năm 2015, anh L có cho bên hàng xóm mượn 30m2 đất để làm chỗ để xe. Đến nay, anh L muốn đòi lại 30m2 đất đó nhưng hàng xóm không chịu trả. Anh L muốn khởi kiện lấn chiếm đất đai ra Toà thì phải làm gì?

Luật Ánh Ngọc giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

1. Quyền lợi khi bị lấn chiếm đất đai

Căn cứ Điều 166 Luật Đất đai năm 2013, khi phát hiện hàng xóm lấn, chiếm đất đai thì bạn có quyền yêu cầu được trả lại đất. Các bên có thể tiến hành tự thoả thuận. Nếu hai bên không tự thoả thuận được thì bạn có quyèn gửi đơn đến UBND xã, phường nơi đang có tranh chấp đất đai để hoà giải. Nếu hoà giải tại cơ sở không thành thì các bên có quyền khởi kiện ra TAND nơi có bất động sản đang bị tranh chấp.

Như vậy, để khởi kiện lấn chiếm đất đai ra Toà thì trước tiên, anh Lâm phải làm thủ tục hoà giải tại UBND Xã rồi sau đó anh Lâm mới đến bước tiếp theo là khởi kiện lấn chiếm đất đai ra toà. Tham khảo thêm bài viết "Bị hàng xóm lấn chiếm đất đai thì phải giải quyết như thế nào?" để được tư vấn hướng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. 

2. Hoà giải tại UBND xã trước khi khởi kiện lấn chiếm đất đai 

Khi xảy ra tranh chấp về đất đai, Nhà nước luôn khuyến khích giải quyết mâu thuẫn tại cơ sở, hoà giải trước tại UBND xã. Nếu hoà giải không thành công thì mới tiến hành khởi kiện lấn chiếm đất đai.

Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi các bên không hòa giải được hoặc không hòa giải tại thôn, xóm…thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải.

Lưu ý: Nếu không qua hòa giải qua UBND cấp xã mà đã gửi đơn yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện lấn chiếm đất đai ra Toà thì sẽ bị trả lại đơn.

Như vậy có thể coi, hoà giải tại UBND xã trước khi khởi kiện lấn chiếm đất đai là thủ tục bắt buộc. Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã sẽ không quá 45 ngày, tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Theo khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, việc hòa giải sẽ được lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của các bên tranh chấp đất đai và có xác nhận kết quả là hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã.

Biên bản hòa giải này được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Theo đó, hòa giải tranh chấp trước khi khởi kiện lấn chiếm đất đai ở UBND cấp xã sẽ xảy tra 1 trong 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)

+ Nếu có thay đổi người sử dụng đất, hiện trạng về ranh giới, UBND cấp xã sẽ gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện để quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất đồng thời cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành (tiến hành khởi kiện lấn chiếm đất đai ra toà)

Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai hiện hành quy định: Tranh chấp đất đai khi đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

 

 Các loại giấy tờ thay thế cho GCNQSDĐ

Do đó, trường hợp các bên tranh chấp có Sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất… Khi muốn giải quyết tranh chấp thì các bạn có thể khởi kiện lấn chiếm đất đai tại Tòa án.

Căn cứ theo Điều 88, Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, sau đó đã được sửa đổi bổ sung bởi khoản 27, 28 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định về trình tự và thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã như sau:

 

 Thủ tục hoà giải tại UBND cấp xã

3. Thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

- Đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai. Bạn có thể tải mẫu số 23-DS danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NĐ-HĐTP để tải biểu mẫu đơn khởi kiện.

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai hiện hành

- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Giấy tờ của người khởi kiện lấn chiếm đất đai: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.

- Các giấy tờ chứng minh khác theo quy định.

Ví dụ: Tranh chấp ranh giới về thửa đất giữa các hai gia đình, bên khởi kiện sẽ cung cấp:

+ Văn bản đo đạc để xác minh về việc thửa đất bị lấn chiếm;

+ Trích lục hồ sơ địa chính của thửa đất có tranh chấp;…

 

Hồ sơ khởi kiện

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

- Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

 

Hình thức nộp đơn tại toà án

Bước 3: Tòa thụ lý và giải quyết

- Nếu hồ sơ chưa đủ mà đúng thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án yêu cầu bổ sung hồ sơ

- Nếu hồ sơ đủ:

+ Tòa án sẽ thông báo nộp tạm ứng án phí.

+ Người khởi kiện lấn chiếm đất đai sẽ đến cơ quan thi hành án để nộp tạm ứng án phí theo giấy báo tạm ứng sau đó mang biên lai nộp cho Tòa. Mức tạm ứng án phí căn cứ theo quy định tại Mục A Danh mục án phí, lệ phí toà án Ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

+ Khi nhận được biên lai, Tòa sẽ thụ lý.

Lưu ý:

- Trong vòng 07 ngày, tính từ ngày nhận được giấy báo, các bạn phải nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa. Nếu quá thời hạn, hồ sơ bị bị huỷ.

- Trường hợp miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án ngay khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

 

Tạm ứng án phí

Bước 4: Thủ tục hoà giải và chuẩn bị xét xử

Thủ tục chuẩn bị xét xử diễn ra trong thời hạn 04 tháng, với vụ việc phức tạp thì được gia hạn không quá 02 tháng (Tổng 06 tháng theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa. Nếu các bên không hòa giải thành, Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở

Bước 5: Xét xử sơ thẩm

Phiên toà sơ thẩm sẽ phải được diễn ra đúng thời gian, địa điểm trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp hoãn phiên toà, thì phải diễn ra theo nội dung trong giấy báo mở lại phiên toà (Theo Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Bản án sẽ được thông qua Hội đồng xét xử ở phòng nghị án. Sau khi có bản án sơ thẩm, các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án nếu có căn cứ.

 

Thủ tục giải quyết đơn khởi kiện

Có thể bạn quan tâm: Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì bị xử phạt như thế nào?

Trên đây là quy trình và quyền lợi khi khởi kiện lấn chiếm đất đai, Luật Ánh Ngọc hướng dẫn các bạn. Có thể thấy để giải quyết nhanh chóng và đơn giản nhất thì các bên Có thể tự hoà giải hoặc hoà giải tại UBND cấp xã. Tuy nhiên nếu khởi kiện ra Toà, tuỳ và tình huống cụ thể, tính chất vụ việc sẽ khác nhau. Các bạn nên liên hệ trực tiếp với Luật Ánh Ngọc để nhận tư vấn miễn phí.


Bài viết khác