Luật Ánh Ngọc

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tư vấn luật đất đai | 2025-01-15 11:43:11

1. Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một hợp đồng có tính chất bảo đảm, trong đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc mà hai bên đã thoả thuận trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng chính:

2. Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất

Theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, các văn bản thường gặp khi giao dịch đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ có hình thức dưới dạng như: Hợp đồng đặt cọc, Giấy đặt cọc, biên bản đặt cọc,...

Dưới đây, Luật Ánh Ngọc cung cấp cho độc giả mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất. Tải về tại đây: Hợp đồng đặt cọc

Mẫu hợp đồng đặt cọc mới nhất 2024

3. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ

Người nhận tiền cọc (bên bán) phải chắc chắn là người có quyền sử dụng đất có tên trên giấy tờ quyền sử dụng đất hoặc người có thẩm quyền thực hiện việc giao dịch quyền sử dụng đất theo quy định

Pháp luật không quy định cụ thể về mức giá cọc trong giao dịch bất động sản mà do hai bên tự xác định. Thông thường, hai bên nên định rõ giá trị cọc ở mức 5%-10% giá trị bất động sản và ghi chính xác trong hợp đồng cọc.

Cần có sự thoả thuận chặt chẽ về thời gian đặt cọc, thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng và thời gian công chứng để tiện lợi trong việc thực hiện, hạn chế xung đột xảy ra vì không có sự thoả thuận hoặc thoả thuận mơ hồ.

Trong trường hợp không có thoả thuận khác, nếu bên nhận tiền cọc không đồng ý tiến hành hợp đồng chuyển nhượng bất động sản chỉ cần hoàn lại số tiền cọc đã nhận. Còn bên đặt cọc nếu từ chối mua sẽ mất hết số tiền đã đặt. Để bảo đảm việc chuyển nhượng bất động sản diễn ra suôn sẻ, bên đặt cọc có thể đề xuất điều khoản phạt cọc cho bên nhận tiền cọc và ghi cụ thể trong hợp đồng cọc. Thường thì, mức phạt cọc tương đương số tiền đã đặt.

Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng đặt cọc - Thông tin đầy đủ 

4. Một số tranh chấp liên quan đến hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một số tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phổ biến như: 

5. Giải đáp một số thắc mắc

5.1. Các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Để giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất, có thể lựa chọn một trong ba phương thức giải quyết phù hợp với các bên

5.2. Xử lý tài sản đặt cọc như thế nào?

5.3. Trả lại tiền đặt cọc khi bán thanh lý như thế nào?

Trong quá trình thanh lý tài sản, người mua đặt cọc nhưng sau đó không tham gia đấu giá hoặc đưa ra mức giá thấp hơn giá khởi điểm mà theo hợp đồng đặt cọc đã quy định rõ, và việc này dẫn đến việc không thể ký kết hợp đồng dân sự, thì người nhận cọc không cần phải trả lại tài sản cọc và còn có quyền yêu cầu bồi thường một khoản tiền tương ứng.

Trên đây, Luật Ánh Ngọc đã cung cấp mẫu hợp đồng đặt cọc quyền sử dụng đất và các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng đặt cọc. Nếu độc giả còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc, xin vui lòng liên hệ để được giải đáp. 


Bài viết khác