Luật Ánh Ngọc

Nhận hối lộ bị xử phạt như thế nào? Nhận bao nhiêu thì bị tử hình?

Tư vấn luật hình sự | 2024-07-25 11:09:22

1. Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố?

Hiện nay, căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự, pháp luật không giới hạn trị giá nhận hối lộ mà chỉ đặt ra điều kiện đối với các trường hợp nhận hối lộ có trị giá dưới 2.000.000 đồng. 

Như vậy, mọi trường hợp nhận hối lộ vật chất trị giá từ 2.000.0000 đồng trở lên đều bị truy tố. Trường hợp nhận hối lộ dưới 2.000.000 đồng thì sẽ phải xem xét một số điều kiện nhất định theo Khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự.

2. Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình?

Nhận hối lộ từ 1 tỷ đồng trở lên có thể bị phạt tử hình 

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người nhận hối lộ sẽ bị phạt tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Như vậy, khi người phạm tội nhận hối lộ với của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất thì Toà án có thể ra quyết xử lý người phạm tội với mức hình phạt cao nhất là tử hình đối với của nhận hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc do ảnh hưởng từ hành vi nhận hối lộ mà gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

3. Trường hợp nhận hối lộ không bị tử hình?

3.1. Đáp ứng điều kiện không thi hành án tử

Dựa trên quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình năm 2015 quy định về Tử hình vẫn có điều kiện không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ, cụ thể bao gồm:

3.2. Được áp dụng chính sách khoan hồng

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 03/2020/NQ-HDTP quy định về nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ sẽ được xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người có hành vi phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

4. Ngoài phạt tử hình, tội nhận hối lộ bị phạt như thế nào?

4.1. Áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tử hình

Tội nhận hối lộ được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc gián tiếp qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích (vật chất,...) nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Bên cạnh bị phạt tử hình, người nhận hối lộ có thể bị áp dụng các hình phạt khác. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà bị áp dụng các hình thức khác nhau. Căn cứ Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 tội nhận hối lộ bị phạt như sau:

Khung xử phạt Hành vi  Mức xử phạt 
Khung 01

Nhận hối lộ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 - dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng 

  • Đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này nhưng mà còn vi phạm; 
  • Đã bị kết án về một trong các tội: Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Tội đưa hối lộ…chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Lợi ích phi vật chất.

Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Khung 02

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đồ hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Hành vi vi phạm gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Nhận thức rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt để đạt được mục đích.
Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Khung 03 

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

  • Đồ hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Hành vi vi phạm gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
Khung 04 

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

  • Đồ hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Bị phạt tù 20 năm, tù chung thân

Ngoài ra, người phạm tội nhận hối lộ còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng cùng với bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định như trên.

4.2. Áp dụng các hình thức xử lý khác

Trong trường hợp người nhận hối lộ là tiền, vật có trị giá hoặc gây thiệt hại về tài sản không đủ để bị phạt tử hình thì người nhận hối lộ bị xử phạt bằng các hình thức khác như xử phạt hành chính, xử phạt kỷ luật hoặc các hình phạt nhẹ hơn. 

Xử phạt Hành chính:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Xử phạt Kỷ luật: 

Trên đây, Luật Ánh Ngọc đã giải đáp câu hỏi "Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị phạt tử hình?". Do hình phạt tử hình là hình phạt nặng nhất trong tố tụng hình sự nên chỉ áp dụng đối với những người nhận hối lộ với trị giá lớn từ 1.000.000.000 đồng trở lên.


Bài viết khác