Luật Ánh Ngọc

Hậu quả pháp lý của hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Tư vấn luật dân sự | 2024-08-09 09:32:42

1. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là gì?

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định của pháp luật về chiếm hữu tài sản. Một hành vi gọi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật khi việc người đó nắm giữ, chiếm hữu tài sản không thuộc một trong các trường hợp sau:

Như vậy, nếu một người nắm giữ, chi phối tài sản không thuộc các trường hợp trên thì được xem là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

2. Các hình thức chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Các hình thức chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

2.1. Chiếm hữu không ngay tình

Một người được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình là khi việc nắm giữ, chi phối tài sản của họ không có căn cứ pháp luật và người đó biết việc chiếm hữu là không hợp pháp hoặc là tuy không biết nhưng pháp luật quy định họ buộc phải biết việc chiếm hữu là không có căn cứ.

Trong trường hợp này, người chiếm hữu tài sản biết rõ về việc chiếm hữu không có căn cứ hợp pháp nhưng vẫn chiếm giữ tài sản, hoặc tuy về chủ quan, họ không biết việc mình chiếm giữ tài sản là bất hợp pháp nhưng pháp luật đặt ra vấn đề bất kỳ ai trong trường hợp đó đều phải biết là không có căn cứ.

Một ví dụ điển hình có thể kể đến là việc chúng ta mua xe máy cũ không thể sang tên đổi chủ do không có giấy tờ. Điều này cho thấy người bán không có quyền sở hữu xe máy nhưng vì ham rẻ nên vẫn mua.

2.2. Chiếm hữu ngay tình

Đối ngược với không ngay tình là ngay tình là hành vi chiếm hữu trong đó:

3. Đặc điểm của hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

4. Hậu quả pháp lý của hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Về bản chất, hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu không hợp pháp. Do đó, pháp luật thường không bảo vệ cho việc chiếm hữu bất hợp pháp này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật bảo vệ.

Hậu quả pháp lý của hành vi chiếm hữu không có căn cứ là những kết cục, hệ quả theo quy định của pháp luật khi phát sinh hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và chủ sở hữu, chủ thể khác có quyền đối với tài sản yêu cầu hoàn trả tài sản.

Hậu quả pháp lý của hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

4.1. Người chiếm hữu phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu, chủ thể khác có quyền đối với tài sản

Bản chất họ là người không có quyền đối với tài sản và đang tước đi quyền chiếm hữu chính đáng của chủ sở hữu, chủ thể khác có quyền đối với tài sản. Do vậy, pháp luật đặt ra nghĩa vụ hoàn trả đối với hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không phân biệt là chiếm hữu ngay tình hay không ngay tình, cụ thể:

4.2. Người chiếm hữu phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức gắn với tài sản

Hoa lợi là những sản vật tự nhiên do chính tài sản mang lại như gia súc con, trứng của gia cầm. Lợi tức là khoản lợi thu được trong quá trình sử dụng, khai thác tài sản như tiền thuê xe ô tô,…

Có thể xem nguyên tắc hoàn trả trên như là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, mỗi người phải được hưởng và được giữ những gì thuộc về mình. Bởi vậy, khi một người mất đi tài sản không phải do nguyên nhân khách quan hoặc do chủ quan, lỗi của mình thì người đó có quyền đòi lại tài sản.

4.3. Người chiếm hữu có nghĩa vụ bồi thường cho người thứ ba

Người thứ ba trong trường hợp này là người đã được người chiếm hữu giao tài sản thông qua các giao dịch dân sự. Về bản chất, trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu – người chiếm hữu – người thứ ba, chỉ có người chiếm hữu là người có lỗi, do đó, khi chủ sở hữu được bảo vệ quyền lợi bằng việc được nhận lại tài sản thì quyền lợi của người thứ ba cũng phải được bảo vệ thông qua việc bồi thường thiệt hại.

4.4. Người chiếm hữu ngay tình được thanh toán chi phí

Trong trường hợp chiếm hữu ngay tình, người chiếm hữu ngay tình được yêu cầu thanh toán các chi phí cần thiết mà người chiếm hữu đã sử dụng để bảo quản, duy trì tài sản trong thời gian ngay tình. Người không ngay tình thì không được quyền yêu cầu bởi vì họ là người cố tình và lựa chọn nắm giữ tài sản bất hợp pháp nên họ phải tự chịu chi phi đã bỏ ra đối với tài sản.

4.5. Người chiếm hữu ngay tình có quyền xác lập sở hữu theo thời hiệu

Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đó khi đáp ứng được các điều kiện sau:

Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có quyền xác lập sở hữu theo thời hiệu

5. Khắc phục tình trạng chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Để khắc phục tình trạng chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, pháp luật đã đặt ra các nghĩa vụ đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật như nghĩa vụ hoàn trả tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại,… Ngoài ra, pháp luật còn quy định trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự đối với hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Ví dụ, nếu người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật biết được tài sản chiếm hữu là tài sản do người bán có được từ việc trộm cắp, nhưng vẫn đồng ý mua và sử dụng thì có thể bị xử lý về tội “Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” tại Điều 323 Bộ luật Hình sự. Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thể hiện ở hành vi như mua bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp,… tài sản do người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội (trộm cắp, cướp giật,…).

Người thực hiện tội phạm biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn đồng ý mua bán, trao đổi có thể bị phạt tù tối đa 10 năm.

Trường hợp chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng người đó biết rõ tài sản là do phạm tội mà có thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, để tránh trở thành người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, trước khi tiến hành việc mua bán tài sản, nhất là tài sản có giá trị lớn, người mua cần kiểm tra chắc chắn xem người bán có phải là chủ sở hữu không, hoặc có được phép bán không bằng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như giấy đăng ký xe,...

Như vậy, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là hành vi chiếm hữu bất hợp pháp. Do đó, khi phát sinh các tranh chấp về việc xác định ai là chủ sở hữu, người chiếm hữu bất hợp pháp là người thiệt hại nặng nề nhất. Dẫu biết việc chiếm hữu của họ là bất hợp pháp, nhưng đôi khi, họ không biết việc mình không có quyền đối với tài sản. Vì vậy, pháp luật đã ưu ái hơn cho những người này khi trao cho họ quyền được thanh toán và xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.

Thông qua những thông tin về Hậu quả pháp lý của hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, Luật Ánh Ngọc mong rằng những chia sẻ này có thể giúp cho người chiếm hữu bất hợp pháp biết rõ những bất lợi của mình, cũng như bảo vệ tốt hơn tài sản của mình, tránh tình trạng chiếm hữu không có căn cứ.

Nếu quý khách còn gặp khó khăn, khúc mắc về vấn đề chiếm hữu không có căn cứ nói riêng và quyền sở hữu nói chung, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hướng dẫn, giải đáp.


Bài viết khác