1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Vấn đề đáng báo động
Trong những năm vừa qua, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nước ta đã trở nên báo động và khá nghiêm trọng. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước, xã hội và công dân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh và trật tự xã hội.
Hiện nay, có những chiêu trò lừa đảo tuy không mới nhưng nhiều người vì tâm lý hoang mang, lo lắng, nhẹ dạ cả tin vẫn trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo với thiệt hại lên đến hàng triệu, hàng tỷ đồng. Có nhiều nạn nhân trong vụ lừa đảo không thể yêu cầu kể lừa đảo bồi thường thiệt hại cho mình, họ không được khắc phục hậu quả và không được bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình.
Các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến như: Giả mạo thương hiệu các tổ chức ngân hàng, các trang web chính thống; Giả danh cơ quan chức năng, nhà mạng viễn thông, công an; Giả danh trang cá nhân người dùng tên Facebook, Zalo, Telegram để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư; Lừa đảo chiếm đoạt qua app cho vay, bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm);...
2. Hỏi: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có phải bồi thường không?

Theo Điều 48 Bộ luật hình sự có quy định: Người nào phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
Người có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, bao gồm giá trị tài sản bị chiếm đoạt và các thiệt hại bổ sung (nếu có) theo căn cứ trách nhiệm phát sinh thiệt hại bồi thường tại Điều 584 BLDS.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật Việt Nam, một người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Người phạm tội phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Nếu người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 BLHS 2015. Gọi ngay
3. Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự 2015 về trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi:
- Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
- Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
Ngoài hành vi phạm tội mà người phạm tội phải chịu các chế tài pháp luật hình sự quy định trong mỗi điều luật cụ thể ở phần các tội phạm, thì hầu hết các vụ án người phạm tội phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tư pháp như trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:
- Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.
- Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
4. Về trách nhiệm bồi thường lừa đảo chiếm đoạt tài sản
4.1. Ai bồi thường lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Căn cứ Điều 48 BLHS 2015: "Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra."
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải bồi thường thiệt hại về tài sản cũng như tinh thần cho người bị hại. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
4.2. Phạm vi bồi thường lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm những gì?

Phạm vi bồi thường thiệt hại trong trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Theo đó, người phạm tội có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại về các khoản thiệt hại mà họ đã gây ra, cụ thể như sau:
- Giá trị tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt
- Thiệt hại về tài sản (nếu tài sản bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho người bị hại)
- Thiệt hại về tinh thần
- Các khoản thiệt hại khác
4.3. Mức bồi thường về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ theo Điều 174 BLHS 2015, có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mức bồi thường của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ phụ thuộc vào tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt.
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 174 BLHS có quy định hình phạt bổ sung như sau: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Tự nguyện bồi thường lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được giảm nhẹ hình phạt không?
Tự nguyện bồi thường lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
- b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
…”
Theo đó, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt.
6. Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được giảm án không khi người thân trong gia đình bồi thường cho bị hại không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015:
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
- b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
…”
Theo đó, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Cho nên, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể được giảm án khi người thân trong gia đình bồi thường cho bị hại.
Ví dụ: Anh A đã lợi dụng lòng tin của chị M (2 người có quen biết), thuyết phục chị M dùng 500 triệu đồng đầu tư vào một dự án bất động sản để kiếm lời. Sau khi nhận tiền từ chị M, anh A đã chiếm đoạt và không trả lại. Khi vụ án được đưa ra xét xử, anh A phải chịu mức án từ 5 đến 10 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tình tiết giảm nhẹ: Trong suốt quá trình điều tra, anh A đã thể hiện sự hối hận về hành vi của mình và thành khẩn khai báo, giúp cơ quan chức năng làm rõ vụ việc. Hơn nữa, gia đình của anh A, đặc biệt là mẹ anh, đã tìm cách bồi thường cho chị M một phần số tiền đã bị chiếm đoạt. Mặc dù không bồi thường đầy đủ số tiền 500 triệu đồng, gia đình anh A đã trả lại cho chị M 300 triệu đồng và cam kết hoàn trả số còn lại trong thời gian sớm nhất.
-> Sau khi Toà án xem xét các tình tiết giảm nhẹ, đặc biệt là việc gia đình anh A bồi thường một phần thiệt hại và thái độ hối cải của người phạm tội, tòa án quyết định giảm án cho anh A xuống còn 3 năm tù giam, đồng thời Tòa cũng khuyến khích anh tiếp tục hoàn trả số tiền còn lại cho bị hại.
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.