Luật Ánh Ngọc

Hợp đồng tiền hôn nhân

Tư vấn hôn nhân gia đình | 2024-08-22 10:38:18

1. Hợp đồng tiền hôn nhân là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định giải thích thế nào là hợp đồng tiền hôn nhân. 

Tuy nhiên, căn cứ khái niệm về hợp đồng tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng tiền hôn nhân được hiểu là sự thoả thuận giữa hai bên nam nữ về các vấn đề trong quan hệ hôn nhân trước thời điểm đăng ký kết hôn. 

Trên thực tế, nội dung của hợp đồng tiền hôn nhân cho các bên xây dựng có nội dung khá đa dạng nhưng phần lớn đều liên quan đến quyền tài sản giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. 

2. Giá trị pháp lý của hợp đồng tiền hôn nhân

2.1. Hợp đồng tiền hôn nhân có giá trị pháp luật không?

Mặc dù không có quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp về hợp đồng tiền hôn nhân. Nhưng nhìn chung, hợp đồng tiền hôn nhân là một hình thức của giao dịch dân sự. 

Do đó, hợp đồng tiền hôn nhân vẫn có giá trị pháp luật nếu đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau: 

03 điều kiện cơ bản để hợp đồng tiền hôn nhân có hiệu lực

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận mà trái với quy định pháp luật thì nội dung thỏa thuận đó bị vô hiệu. 

Ví dụ: 

2.2. Một số lưu ý khi ký hợp đồng tiền hôn nhân

Tại Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cho phép vợ, chồng xây dựng chế độ tài sản để áp dụng trong thời kỳ hôn nhân. Có thể nói, đây là một hình thức của hợp đồng tiền hôn nhân. 

Trong trường hợp hai bên nam, nữ (vợ, chồng) ký hợp đồng tiền hôn nhân có nội dung xây dựng chế độ tài sản của vợ chồng thì cần lưu ý những vấn đề như sau: 

Như vậy, về cơ bản, hợp đồng tiền hôn nhân vẫn có giá trị pháp lý ở một khía cạnh nhất định. 

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ cho phép vợ chồng ký hợp đồng tiền hôn nhân thỏa thuận các vấn đề về tài sản, xác lập chế độ tài sản của vợ chồng. 

Trong trường hợp có thoả thuận về các quyền nhân thân như: quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền của cha, mẹ đối với con cái, … thì có thể bị vô hiệu. 

3. Một số câu hỏi liên quan

3.1. Có bắt buộc phải lập hợp đồng tiền hôn nhân không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định điều chỉnh trực tiếp về hợp đồng tiền hôn nhân mà chỉ có quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng.

Đối với thỏa thuận này cũng như hợp đồng tiền hôn nhân, vợ chồng có thể lập, ký theo nhu cầu mà không bắt buộc phải có. 

3.2. Hợp đồng tiền hôn nhân có được áp dụng phân chia tài sản khi ly hôn không?

Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hướng dẫn về nguyên tắc giải quyết tài sản cả vợ, chồng khi ly hôn. 

Theo đó, trong trường hợp hợp đồng tiền hôn nhân có nội dung thỏa thuận về việc xác lập chế độ tài sản của vợ, chồng mà không thuộc trường hợp bị vô hiệu thì Toà án có thể căn cứ vào hợp đồng này để phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 

3.3. Có thể sửa đổi hợp đồng tiền hôn nhân sau khi kết hôn không?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình, hợp đồng tiền hôn nhân có nội dung thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng thì có thể được sửa đổi, bổ sung theo nhu cầu của vợ, chồng sau khi đăng ký kết hôn. 

Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 

Như vậy, mặc dù không có quy định hướng dẫn trực tiếp nhưng vợ, chồng có quyền lập hợp đồng tiền hôn nhân với nội dung thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định pháp luật. Nếu có vướng mắc về nội dung bài viết, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ kịp thời. 


Bài viết khác