Luật Ánh Ngọc

[Chi tiết] Mẫu biên bản hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án

Dịch vụ luật sư | 2024-08-08 15:18:15

1. Thế nào là biên bản hòa giải? 

- Hòa giải là hành động thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên. Thực tế, việc hòa giải được tiến hành ngay sau khi sự thương lượng của các bên đã không đạt được kết quả.

- Biên bản hòa giải là văn bản ghi lại diễn biến của quá trình hòa giải vụ án dân sự tại tòa với việc đạt kết quả hòa giải thành hoặc không thành.

2. Mẫu biên bản hòa giải

- Tải bản PDF của Mẫu Biên bản hòa giải

- Mẫu biên bản hòa giải được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có dạng như sau:

Biên bản hòa giải

Ngoài ra, bên cạnh vụ việc mang tính chất dân sự thì còn có những vụ việc liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai. Và những quy định chung liên quan đến quy trình hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND thì có thể đọc thêm tại đây

3. Một vài quy định chung khi lập biên bản hòa giải

- Chủ thể tham gia phiên họp hòa giải gồm những thành phần sau:

Chủ thể gồm: 

Chú ý:

+ Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động (trừ trường hợp đã có người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động - tổ chức đại diện tập thể lao động). Ngoài ra nếu đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Ví dụ như luật sư, người tư vấn pháp luật, chuyên viên pháp lý,...);

+ Người phiên dịch (Ví dụ trong trường hợp đương sự là người nước ngoài,...);

+ Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp;

+ Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp.

- Sau khi đã có biên bản hòa giải thì Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cũng như công khai biên bản về việc hòa giải đã được lập ở trên. 

- Chữ ký trong biên bản hòa giải: Có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. 

- Sửa đổi, bổ sung vào trong biên bản hòa giải: Sau khi kết thúc phiên họp, người tham gia có quyền được xem ngay biên bản và được yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.

- Nội dung chính trong biên bản hòa giải: Thông thường khi lập biên bản hòa giải phải có những nội dung chính sau:

+ Địa điểm, thời gian (ngày, tháng, năm) tiến hành phiên họp và thành phần những người tham gia phiên họp.

+ Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

+ Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.

- Trường hợp không được lập biên bản hòa giải: 

+ Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

+ Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

- Trường hợp được lập biên bản hòa giải thành:

Đối với những vụ án dân sự, nếu có được sự thỏa thuận về các vấn đề đối với các bên liên quan thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

4. 04 bước thực hiện thủ tục hòa giải tại tòa án

Theo quy định tại khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục tiến hành hòa giải bao gồm các bước như sau:

Bước 1: 

Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Bước 2:

- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).

- Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ:

+ Trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn;

+ Trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có);

+ Những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn;

+ Những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).

- Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến.

Bước 3: Sau khi trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.

Bước 4: Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Trên đây là một số thông tin của Luật Ánh Ngọc về vấn đề những quy định khi khách hàng lập mẫu đơn hòa giải tại tòa. Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp sẽ giúp khách hàng có thể tham khảo để giải quyết vướng mắc của bản thân. 


Bài viết khác