1. Mẫu đơn khởi kiện dân sự
- Đơn khởi kiện dân sự thường được một trong các bên xảy ra tranh chấp với nhau làm đơn và đưa ra trước tòa với sự chứng kiến của bên thứ 3 để giải quyết vụ việc tranh chấp.
- Tải bản PDF: Mẫu đơn khởi kiện dân sự
- Mẫu Đơn khởi kiện dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có dạng như sau:
2. Một vài lưu ý khi viết đơn khởi kiện dân sự
(1) Địa điểm làm đơn khởi kiện:
Là địa điểm nơi người làm nơi sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ tranh chấp (ví dụ: Hà Tĩnh, ngày….. tháng….. năm……);
(2) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án:
- Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nào và địa chỉ cụ thể của tòa án đó (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B);
- Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (Thành phố) nào và địa chỉ của Tòa án đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa).
(3) Người khởi kiện vụ án, người bị kiện vụ án, người có quyền lợi ích được bảo vệ, người làm chứng vụ án:
- Là Cá nhân thì ghi họ tên (nếu là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó);
- Là Cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.
(4) Nơi cư trú (tại thời điểm đơn khởi kiện đã được nộp):
- Là Cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Lê Hải C, cư trú tại thôn H, xã K, huyện L, tỉnh T);
- Là Cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH 1 thành viên TNT có trụ sở tại số 23 Hồng Bào, quận D, thành phố SL).
(5) Vấn đề yêu cầu Tòa giải quyết:
Nêu cụ thể ra từng vấn đề mong muốn Tòa giải quyết.
(6) Thông tin cho việc giải quyết vụ án:
Nêu ra những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(7) Chữ ký người khởi kiện:
- Là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó.
+ Nếu là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;
+ Nếu người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
+ Nếu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp;
+ Nếu người khởi kiện không biết chữ thì nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Giải đáp thắc mắc về đơn khởi kiện dân sự
3.1. Kèm theo đơn khởi kiện dân sự gồm những giấy tờ pháp lý nào?
Sau khi viết đơn khởi kiện dân sự, để đảm bảo tuân thủ thủ tục khởi kiện dân sự thì bên khởi kiện còn phải chuẩn bị những giấy tờ pháp lý, tài liệu kèm theo đơn khởi kiện sau:
- Phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;
- Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;
- Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Lưu ý: Những tài liệu kèm theo đó phải đánh số thứ tự và sắp xếp một cách liền mạch.
3.2. Nộp đơn khởi kiện dân sự tại đâu? Phương thức nộp?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ đơn và giấy tờ pháp lý cần thiết, bên khởi kiện nộp đơn tại Toà án nơi người bị khởi kiện cư trú, làm việc hoặc nơi có bất động sản trong trường hợp tranh chấp liên quan đến bất động sản. Người nộp đơn khởi kiện có thể nộp theo ba hình thức: nộp trực tiếp tại Trụ sở Toà án nhân dân, gửi qua đường bưu chính hoặc nộp bằng hình thức trực tuyến (nếu có).
Trên đây là một số thông tin của Luật Ánh Ngọc về đơn khởi kiện dân sự tại tòa và cách viết đơn cũng như hình thức và địa điểm nộp đơn khởi kiện. Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp sẽ giúp khách hàng có thể định hướng, biết thực hiện việc khởi kiện dân sự.