1. Những vụ án nhói lòng về mẹ trầm cảm giết con
Những vụ án mà mẹ trầm cảm giết con được dư luận biết đến nhiều nhất phải kể đến các vụ sau:
- Ngày 15/9/2023, Cơ quan điều tra công an thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định pháp y tử thi để điều tra nguyên nhân tử vong của bé trai khoảng 02 tháng tuổi. Theo thông tin ban đầu cho biết, khoảng 02 giờ sáng người nhà của chị N.T.N.Q (sinh 1986) nghe có tiếng cười lớn phát ra từ phòng ngủ của chị Q, thấy bất thường nên gia đình vào kiểm tra thì phát hiện con trai của chị Q mới sinh khoảng 02 tháng tuổi đã tử vong, trên cổ cháu bé có vết thương rất nghiêm trọng, cổ tay chỉ Q cũng có vết thương, chảy rất nhiều máu. Người nhà cho biết chị Q có biểu hiện trầm cảm sau sinh.
- Vụ án xảy ra ngày 8/3/2023, một số cư dân địa phương phát hiện một người phụ nữ trẻ đang có hành động dìm 02 cháu nhỏ xuống nước ở khu vực mép bờ sông Ninh Cơ, chảy qua địa bàn thôn Quần Khu, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ngay sau đó người dân liền báo chính quyền, đồng thời đưa 02 cháu nhỏ đến trạm y tế xã để cấp cứu, tuy nhiên các cháu đã tử vong trước đó. Sau đó xác minh được người phụ nữ này tên là V.T.L (sinh 1991), 02 đứa bé kia là con của chị L trong đó 1 cháu 5 tuổi, 1 cháu 2 tuổi. L khai rằng L muốn tự tử, nhưng sợ không có ai chăm sóc hai con, chúng lớn lên sẽ hư hỏng, vướng vào tệ nạn xã hội do đó mới nảy sinh ý định tự tử cùng với 02 con gái. Trước đó, gia đình phát hiện chị có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, đã đưa đến gặp bác sĩ, mặc dù bác sĩ đề nghị nhập viện để theo dõi nhưng L không đồng ý nên bác sĩ đã cho thuốc về tự uống và hẹn 10 ngày sau đến tái khám. Nhưng sau khi dùng thuốc bệnh có thuyên giảm dần, nhưng L vẫn không muốn tiếp súc, nói chuyện với ai nên không đi tái khám. L cũng cho biết rằng gia đình chồng và chồng đối xử với mình rất tốt, L không bị bức xúc chuyện gì về chồng hay gia đình chồng.
Ngoài ra còn rất nhiều vụ khác cũng xuất phát từ việc người mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, có những trường hợp mẹ trầm cảm giết con được phát hiện kịp thời, nhưng cũng không ít vụ không được phát hiện nên đã trở thành những bi kịch đau lòng.
2. Căn bệnh trầm cảm sau sinh bạn cần biết
2.1. Các biểu hiện của trầm cảm sau sinh
Theo chuyên gia, những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ hại bản thân và bản thân mình là người mẹ xấu, vì vậy mới có nhiều vụ mẹ trầm cảm giết con xảy ra như vậy.
Mặc dù trầm cảm sau sinh thường khó phát hiện, kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn, tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu để nhận biết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh như:
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Đau đầu hoặc có lời nói và hành động lạ khác thường
- Tâm trạng buồn bã
- Giảm hứng thú hoạt động
- Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi
- Thường nghĩ đến cái chết và tự tử
- Thay đổi khẩu vị, tăng hoặc giảm cân thất thường
2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho một người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân chủ yếu sau:
- Áp lực về kỳ thị giới tính trong gia đình. Nhiều gia đình Việt Nam hiện nay vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, khi không đẻ được con trai thì người phụ nữ thường bị chỉ trích, bị nói nhiều hơn là đàn ông, trong khi từ lâu khoa học đã chứng minh rằng người nam mới là người quyết định đến giới tính của con. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nếu không được người nhà quan tâm, dẫn đến những bi kịch mẹ trầm cảm giết con như trên.
- Trong và sau quá trình sinh nở, quan hệ giữa người phụ nữ và chồng, gia đình chồng không được tốt đẹp. Giai đoạn mang thai và mới sinh làm cho cơ thể người phụ nữ bị biến đổi, tính cách cũng theo đó mà thất thường, nếu vì lý do này mà người chồng và gia đình chồng không quan tâm, hắt hủi người phụ nữ sẽ làm họ suy nghĩ nhiều, tích tụ dần thành trầm cảm sau sinh, dẫn đến mẹ trầm cảm giết con.
- Những khó khăn về kinh tế cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho người phụ nữ phải chịu áp lực, sau khi sinh con, mình thì chưa đi làm được, con thì cần nhiều thứ, nếu gia đình không có điều kiện mà phải lo lắng chi tiêu nhiều làm cho người phụ nữ bị áp lực dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ,…
Trên đây là 03 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh, nguyên nhân của các vụ án mẹ trầm cảm giết con.
Để ngăn chặn các hành vi này nảy ra, thì người chồng và gia đình cần phải quan tâm, chăm sóc vợ nhiều hơn trong quá trình họ mang thai và mới sinh đẻ, tâm sự thật nhiều và chú ý quan sát nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường giống dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh cần phải đưa họ đi bệnh viện điều trị kịp thời.
3. Mẹ trầm cảm giết con có phạm tội không?
3.1. Trầm cảm là gì?
Người ta có câu “hổ dữ không ăn thịt con”, vì vậy người làm cha, làm mẹ nào đều yêu thương con mình, không ai muốn giết hại con mình, chỉ khi tâm lý người mẹ có vấn đề thì mới có thể làm ra hành vi như vậy, nhất là bệnh trầm cảm - trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới, đây là rối loạn khá nguy hiểm, tác động nhiều đến mặt tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống của bệnh nhân.
Đối với nhóm phụ nữ vừa sinh con, đây là giai đoạn nhạy cảm, có những thay đổi nhanh chóng về hocmon, vai trò trong gia đình, thay đổi lối sống nên đây là nhóm đối tượng dễ mắc rối loạn tâm thần, trầm cảm sau sinh.
3.2. Mẹ trầm cảm giết con có phạm tội không?
Chứng rối loạn tâm thần có thể được coi là một trong những trường hợp mất hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi nên có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người mẹ trầm cảm giết con. Vì vậy, cơ quan điều tra phải tiến hành giám định pháp y tâm thần đối với người mẹ để kết luận.
Theo Điều 21 Bộ luật hình sự, trường hợp thực hiện hành vi phạm tội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khách làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, tại điểm l khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự quy định nếu phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ được áp dụng tình tiết này là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng khi Tòa án quyết định hình phạt. Vì vậy, sẽ có các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Kết quả giám định pháp y tâm thần kết luận người mẹ trầm cảm giết con tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội bị bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì được loại trừ trách nhiệm hình sự nên không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên cần phải làm rõ là người mẹ trầm cảm giết con này phải bị trầm cảm thật, trong quá trình giết con thì bị mất khả năng nhận thức (không có khả năng nhận thức được hành vi mà mình thực hiện là hành vi phạm tội, không phù hợp với yêu cầu của xã hội) hoặc mất khả năng điều khiển hành vi (là không có khả năng kiềm chế thực hiện những hành vi không phù hợp với yêu cầu của xã hội mặc dù về nhận thức thì người này biết được hành vi mình thực hiện là sai, không đúng). Nếu tình trạng này xuất hiện trước hoặc sau khi thực hiện hành vi phạm tội xong rồi thì người mẹ trầm cảm giết con vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp 2: Kết quả giám định pháp y tâm thần người mẹ trầm cảm giết con bị mắc trầm cảm thật, nhưng chưa đến mức bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi mà chỉ bị hạn chế khả năng điều khiển hành vi khi phạm tội thì mẹ trầm cảm giết con vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, và được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra”, tức là việc người mẹ trầm cảm giết con bản thân họ không thể quyết định được việc mình bị trầm cảm sau sinh như nào, có bị hạn chế khả năng nhận thức hay không mà đây là một căn bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà bản thân người mẹ trong quá trình sinh nở cơ thể thay đổi nên không thể không chế, điều khiển được. Khi này họ hoàn toàn bị động bởi căn bệnh, vì vậy họ vẫn sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp 3: Trường hợp mà kết quả giảm định pháp y tâm thần kết luận người mẹ hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội mặc dù có biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh, thì người mẹ trầm cảm giết con này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Khi này, người mẹ sẽ không được hưởng bất kể tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào liên quan đến căn bệnh trầm cảm của mình, kể cả trước khi và sau khi phạm tội có bị hạn chế khả năng nhận thức hay không mà tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, người này hoàn toàn tỉnh táo thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”, thuộc khung hình phạt tăng nặng là “ Giết người dưới 16 tuổi”, nếu giết hai con như vụ chị L thì thuộc điểm a, b khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự có thêm tình tiết là “Giết 02 người trở lên”.
Như vậy, mẹ trầm cảm giết con tùy vào từng trường hợp cụ thể, phải căn cứ vào các kết luận giám định pháp y tâm thần của cơ quan có thẩm quyền. Người mẹ trầm cảm giết con sẽ không phải chịu trách nhiệm chỉ khi có kết quả giám định tâm thần là họ bị mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi trong khi thực hiện hành vi phạm tội do căn bệnh trầm cảm gây nên. Cần chú ý là “phải trong khi phạm tội”, nếu sau khi phạm tội, người mẹ trầm cảm giết con mới bị mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như thường. Ngoài ra, người mẹ trầm cảm giết con nếu không thuộc trường hợp loại bỏ trách nhiệm hình sự thì có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là phạm tội khi bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình, nhưng nếu người con dưới 16 tuổi bị giết thì người mẹ trầm cảm giết con này sẽ phải chịu thêm tình tiết là giết người dưới 16 tuổi, là tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người, hình phạt từ 10 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử tình.
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm sau sinh và trường hợp mẹ trầm cảm giết con thì có phạm tội không? Nếu bạn còn những vấn đề nào thắc mắc liên quan đến chủ đề này nói riêng, những lĩnh vực khác của pháp luật nói chung vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn, giải đáp thắc mắc.
Xem thêm: Tội vứt bỏ con mới đẻ bị xử phạt thế nào theo pháp luật hiện hành