1. Tái ký hợp đồng là gì?
Tái ký hợp đồng là quá trình ký lại một hợp đồng đã được ký trước đó giữa các bên để gia hạn và tiếp tục thực hiện các điều khoản và điều kiện của hợp đồng đó. Thông thường, việc tái ký hợp đồng xảy ra khi hợp đồng gần đến ngày hết hạn và các bên muốn tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác hoặc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc tái ký hợp đồng có thể đi kèm với thay đổi và điều chỉnh nhất định so với hợp đồng ban đầu.
2. Được tái ký hợp đồng bao nhiêu lần?
2.1. Đối với hợp đồng lao động
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động 2019 quy định: "Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng”. Có thể hiểu hợp đồng lao động không xác định thời hạn (còn gọi là hợp đồng lao động vô hạn) là hợp đồng thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong đó cả hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Chính vì vậy hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì người lao động và doanh nghiệp không cần tái ký hợp đồng lao động.
2.2. Một số trường hợp được tái ký hợp đồng vượt quá số lần tối đa
Trong trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng lao động xác định thời hạn thì được tái ký và thường chỉ được ký tối đa 2 lần khi thời gian tái ký thuộc 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng. Nếu ký hợp đồng lao động nhiều hơn 02 lần thì hợp đồng lao động có thời hạn sẽ mặc định trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt được tái ký hợp đồng lao động có thời hạn nhiều hơn 02 lần theo quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động, bao gồm:
-
Hợp đồng lao động với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
-
Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi;
-
Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam;
-
Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
3. Nội dung phải đảm bảo khi tái ký hợp đồng
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động (doanh nghiệp sản xuất cafe) và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động, trong trường hợp này là anh Nguyễn Văn Q;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
4. Giải đáp một số thắc mắc
4.1. Những lý do không tái ký hợp đồng?
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể lý do không tái ký hợp đồng. Do đó, lý do không tái ký hợp đồng không phải là căn cứ để xác định việc không tái ký hợp đồng là hợp pháp hay không hợp pháp. Một số lý do không tái ký hợp đồng có thể kể như:
- Người lao động làm việc không hiệu quả;
- Ý thức kỷ luật không tốt, không hoà nhập với đồng nghiệp;
- Sức khoẻ không bảo đảm, môi trường làm việc không còn phù hợp;
- Doanh nghiệp tổ chức lại nhân sự,....
4.2. Trách nhiệm của NSDLĐ khi không tái ký hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Lao động, nếu hợp đồng lao động hết hạn mà doanh nghiệp không tái ký hợp đồng lao động với người lao động thì công ty phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc không tái ký hợp động lao động. Tuy nhiên, khác với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, khi không tái ký hợp đồng với người lao động, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc hết hạn hợp đồng nhưng không cần đảm bảo về số ngày báo trước.
4.3. Không thông báo trước khi hết hạn hợp đồng lao động thì NSDLĐ có bị phạt không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động, nếu NSDLĐ là cá nhân thì mức phạt như sau:
"1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động."
Trong trường hợp NSDLĐ là tổ chức thì mức phạt hành chính cho họ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Như vậy, trong trường hợp nêu trên, nếu doanh nghiệp không thông báo cho anh Q về việc hợp đồng lao động lao động sắp hết hạn thì sẽ bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng tùy vào tính chất của vụ việc.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Ánh Ngọc về thắc mắc "Tái ký hợp đồng là gì". Khi tái ký hợp đồng lao động cần tuân thủ những quy định chung về đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho nhân viên. Ngoài ra, khi tái ký hợp đồng, công ty cần xem xét các yếu tố như khả năng làm việc của nhân viên, kinh nghiệm làm việc trong công việc hiện tại và sự phù hợp của nhu cầu công việc với kỹ năng của nhân viên.