Luật Ánh Ngọc

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn luật lao động | 2024-03-17 16:32:12

Tình huống pháp lý: Anh Nguyễn Văn B là người nước ngoài sang Việt Nam làm việc để thực hiện hợp đồng lao động. Anh B có phải chuẩn bị hồ sơ để được cấp giấy phép lao động không? Anh Nguyễn Văn B muốn tư vấn: Điều kiện, thủ tục và chi phí cần chuẩn bị để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam.

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là một loại giấy tờ được cấp cho người lao động, cho phép họ được làm việc tại một công ty hoặc tổ chức nào đó và có thể áp dụng cho cả công dân trong nước lẫn người nước ngoài. Giấy phép lao động thường đi kèm với các quyền và nghĩa vụ của người lao động và nhà tuyển dụng, và cũng có thể bao gồm các thông tin như chức danh công việc, thời gian làm việc, mức lương và các điều kiện khác liên quan đến công việc. Giấy phép lao động là giấy tờ chứng minh sự cho phép của nước sở tại để người lao động được làm việc.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

 

Điều kiện được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

 

Theo khoản 1 Điều 151 Bộ luật lao động 2019, người lao động nước ngoài muốn được cấp giấy phép lao động để làm việc ở Việt Nam sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Do vậy, để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, anh Nguyễn Văn B phải đáp ứng những yêu cầu về độ tuổi, có chuyên môn, không phải người đang chấp hành hình phạt...

3. Đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

 

Đối tượng được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam

 

Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã quy định người lao động nước ngoài phải xin cấp giấy phép lao động nếu họ vào Việt Nam với những mục đích sau:

a) Thực hiện hợp đồng lao động;

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

đ) Chào bán dịch vụ;

e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

g) Tình nguyện viên;

h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

4. Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam.

4.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

Căn cứ Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm có những giấy tờ sau:

Các giấy tờ do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cấp cần được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn) và dịch ra tiếng Việt, có chứng thực.Thông thường, người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài của công ty tại Sở lao động, Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài đó sẽ làm việc. Riêng các trường hợp người nước ngoài thuộc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội...theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

4.2. Trình tự xin cấp giấy phép lao động.

Bước 1. Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, NSDLĐ (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, NLĐ nước ngoài hoặc cơ quan sử dụng lao động nước ngoài nộp hồ sơ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ và cấy giấy phép lao động

Cơ quan Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc cơ quan tương đương) sẽ xét duyệt hồ sơ và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp không cấp giấy phép lao động: Có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4: Đăng kí tạm trú và tạm vắng

Người nước ngoài cần đăng ký tạm trú tại cơ quan công an nơi lưu trú trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Trong trường hợp người nước ngoài ra khỏi Việt Nam trong thời gian từ 15 đến 90 ngày, phải đăng ký tạm vắng.

5. Làm giấy phép lao động mất bao nhiêu tiền? 

 

Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

 

Theo Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, nếu người nước ngoài thuộc trường hợp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động, người làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài sẽ phải trả mức lệ phí nhất định, ngược lại trường hợp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động thì không mất phí.

Cụ thể, theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về lệ phí cấp, điều chỉnh, cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài là:

  1. Lệ phí cấp Giấy phép lao động: 400.000 đồng/01 giấy phép.

  2. Lệ phí điều chỉnh, bổ sung thông tin vào Giấy phép lao động: 300.000 đồng/01 giấy phép.

  3. Lệ phí cấp lại Giấy phép lao động trong trường hợp Giấy phép lao động bị mất hoặc hỏng: 500.000 đồng/01 giấy phép.

Với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong nước, việc có nhân sự nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở thành xu hướng không thể thiếu. Tuy nhiên, để có được giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện và thủ tục quy định. Với Công ty Luật Ánh Ngọc, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm rằng quá trình đăng kí giấy phép lao động của mình sẽ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và hiệu quả cao. 

Hãy liên hệ với chúng tôi qua các phương tiện sau đây:


Bài viết khác