Luật Ánh Ngọc

Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến hiện nay

Dịch vụ luật sư | 2025-04-08 02:10:09

1. Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay 

Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay

Cùng với sự phát triển của xã hội, các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng khó lường và đa dạng với những hình thức lừa đảo truyền thống đến các chiêu trò công nghệ cao. Mỗi thủ đoạn lại có những dấu hiệu cũng như cách lừa đảo khác nhau. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến: 

1.1. Giả danh cán bộ cơ quan nhà nước

Đây là thủ đoạn lừa đảo dễ gặp nhất hiện nay. Theo đó, đối tượng lừa đảo sử dụng các số điện thoại giả mạo gửi tin nhắn hoặc trực tiếp gọi điện cho người dân. Bước đầu, các đối tượng tự xưng là cán bộ Công an thuộc các đơn vị Công an tỉnh/huyện để mời người dân lên trụ sở cơ quan Công an làm việc với những tội danh như rửa tiền…hoặc đơn giản là gọi điện với mục đích hướng dẫn pháp luật (cập nhật 12 điểm của bằng lái xe…)

Những cuộc gọi và tin nhắn này thường được gửi vào khung giờ hành chính với mục đích gây hoang mang hoặc để hạn chế khả năng người dân có thể lên cơ quan Công an mà tiếp nối cuộc điện thoại. Bước tiếp theo, kẻ gian gửi cho người dân những đường link lừa đảo hoặc yêu cầu cung cấp các mã OTP, ảnh CCCD cũng như thông tin cá nhân của người dân. Sau khi nhận được thông tin, tài khoản ngân hàng của người dân lập tức bị trừ tiền. 

1.2. Giả mạo tài khoản mạng xã hội của người quen

Hình thức này bắt đầu bằng việc người phạm tội chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội của người thân, bạn bè,..của người dân. Tiếp đó, kẻ gian thu thập thông tin của chủ tài khoản như mối quan hệ, hình ảnh,...Và khi chuẩn bị xong, việc lừa đảo chính thức bắt đầu. 

Các đối tượng gửi tin nhắn thậm chí gọi điện với những hình ảnh cắt ghép tinh vi từ công nghệ “Deepface” để người dân tin tưởng. Sau khi có được lòng tin, đối tượng tiến hành vay, mượn tiền với những lý do khẩn cấp như đóng học phí, nộp viện phí, trả tiền ăn…

1.3. Lừa đảo tình cảm

Các đối tượng lừa đảo thường khoác lên mình vỏ bọc của một doanh nhân nước ngoài giàu có, lãng mạn…hướng tới những người thiếu thốn tình cảm trên mạng xã hội. Ban đầu, đối tượng này làm quen và gửi tin nhắn quan tâm. Sau khi nhận được lòng tin, kẻ gian tiến hành dụ dỗ người dân đầu tư vào các sàn điện tử hay nộp tiền để nhận quà tặng do họ gửi đang bị giữ lại ở hải quan. 

Khi chuyển tiền lần đầu, người dân sẽ nhận được các khoản lãi đầu tư hay những món quà có giá trị không lớn. Việc này tạo niềm tin cho người dân và thôi thúc họ tăng số tiền đầu tư lên gấp nhiều lần. Lúc này, những “người tình trên mạng” ngay lập tức biến mất, 

1.4. Lừa đảo làm nhiệm vụ nhận hoa hồng

Dễ nhận thấy dấu hiệu của thủ đoạn này là những bản tin tuyển dụng không rõ địa chỉ với những tiêu đề hấp dẫn “việc làm tại nhà với mức lương cao” để đánh vào tâm lý muốn tìm việc của các mẹ bỉm, sinh viên…Khi nhắn tin cho các đối tượng lừa đảo, người dân sẽ nhận được những quyền lợi hấp dẫn như hoa hồng chiết khấu từ 15% - 30% giá trị đơn hàng với việc làm đơn giản. Sau đó, kẻ gian thực hiện giao nhiệm vụ cho người dân và yêu cầu người dân đóng tiền trước để nhận tiền và hưởng hoa hồng sau. 

Những khoản tiền đầu tiên thường có giá trị nhỏ nhằm tạo lòng tin cho người dân. Và khi đã nộp khoản tiền lên đến hàng triệu, thậm chí chục triệu, kẻ gian sẽ chiếm đoạt. Do vậy việc cảnh giác thủ đoạn lừa đảo làm nhiệm vụ nhận hoa hồng là rất cần thiết trong xã hội hiện nay. 

1.5. Lừa đảo bằng hình thức tặng quà tri ân khách hàng

Đây là hình thức lừa gạt người tiêu dùng thông qua điện thoại hoặc tin nhắn với thông báo với bạn rằng bạn đã trúng thưởng hoặc được nhận quà từ chương trình tri ân khách hàng trực tuyến. Và điều kiện để nhận được món quà này là kết bạn với tài khoản Zalo hoặc trang mạng xã hội. Ban đầu, người dân có thể nhận được một số phần thưởng nhỏ. Tuy nhiên, khi đã rơi vào bẫy, kẻ gian sẽ tăng dần giá trị của các đơn hàng và biến mất sau khi nhận tiền của người dân. 

>>>> Xem thêm bài viết: Thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức tặng quà tri ân khách hàng

1.6. Lừa đảo đầu tư tiền ảo

Hình thức này thường bắt đầu bằng việc những tài khoản tự xưng là chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư kết qua trên các trang mạng xã hội. Tiếp đó, những “chuyên gia” này lập nhóm và chia sẻ các thông tin về số lô đề, mã chứng khoán, bitcoins…và thổi phồng giá trị đi kèm với các cụm từ “giới hạn” để kích thích tâm lý sợ hết của người dân. Và khi người dân tin tưởng chuyển tiền vào tài khoản kẻ gian đề xuất thì cũng là lúc những chuyên gia này biến mất. 

Trong xã hội hiện nay khi bitcoins, chứng khoán…ngày càng được quan tâm chú ý thì hình thức này ngày càng phổ biến. Do vậy, quý bạn đọc cần cảnh giác với những hội nhóm đầu tư, tìm hiểu thông tin kỹ càng trước khi bắt đầu đầu tư vào những lĩnh vực mới. 

1.7. Lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất

Cùng với những cơn “sốt đất” trong thời gian gần đây, giá trị quyền sử dụng đất ngày càng nâng cao. Điều này dẫn tới việc nhiều kẻ gian dùng nhiều thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất

Những hành vi phổ biến của hình thức lừa đảo này có thể kể đến như: 

Quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn do vậy khi mua bán loại tài sản này quý bạn đọc cần tìm hiểu thông tin mảnh đất như tình trạng tranh chấp, chủ sở hữu quyền, quy hoạch của mảnh đất,...để phần nào giảm bớt rủi ro khi giao dịch. 

1.8. Lừa đảo xin việc, xuất khẩu lao động 

Đây cũng là một trong những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến hiện nay. Theo đó, kẻ gian sẽ đưa ra những lời hứa hẹn hấp dẫn về công việc ổn định, thu nhập cao ở trong nước hoặc nước ngoài với chi phí “ưu đãi”. Khi người dân bị thu hút với những thông tin này và chấp nhận đánh đổi để tìm kiếm việc làm cũng là lúc những kẻ lừa đảo thực hiện hành vi. 

Ban đầu, những kẻ gian dưới danh nghĩa “công ty môi giới”, “trung tâm tư vấn việc làm”...sẽ yêu cầu khách hàng ứng trước những khoản phí với tên gọi phí làm hồ sơ, phí "bôi trơn",....nhưng thông tin về công việc được cung cấp hoàn toàn mơ hồ, thậm chí không có thực… 

Và khi đã thu được một khoản tiền khá lớn từ nạn nhân, chúng có thể trì hoãn việc sắp xếp công việc, đưa ra các lý do không chính đáng để kéo dài thời gian, hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn cùng với số tiền đã chiếm đoạt. Đến lúc này nhiều người dân mới nhận ra mình bị lừa. 

1.9. Lừa đảo dưới danh nghĩa tài xế công nghệ 

Đây là hình thức lừa đảo mới trong 02 năm trở lại đây. Dấu hiệu nhận biết rõ rệt của thủ đoạn này là việc kẻ gian thuê hoặc mua tài khoản những tài xế công nghệ, shipper,...trên các hội nhóm Facebook, Twitter… 

Tiếp đó, những kẻ này sử dụng tài khoản mới có được để nhận những đơn ship có giá trị cao như laptop, điện thoại….sau đó hủy chuyến ship và chiếm đoạt tài sản này trái phép. 

Hoặc đơn giản hơn, sau khi có thông tin những chuyến ship của tài xế công nghệ, kẻ gian sẽ gửi những đoạn tin nhắn có chứa tài khoản ngân hàng kèm những câu nói như “hàng đã đến”...để người dân chuyển tiền. 

1.10. Lừa đảo bằng hình thức bói toán, tâm linh

Đây là hình thức lợi dụng sự mê tín, lo lắng và mong muốn giải quyết các vấn đề cá nhân (tình duyên, sức khỏe, tài lộc, công việc...) của người dân để chiếm đoạt tài sản. Kẻ gian thường tự xưng là thầy bói, cô đồng, nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt, nhìn thấu quá khứ, tiên đoán tương lai hoặc có khả năng "giải hạn", "cúng sao", "gọi hồn". 

Sau khi đạt được lòng tin của nạn nhân, kẻ gian sẽ đưa ra những lời “phán” về những vận hạn, điềm xấu sắp xảy ra, gây tâm lý lo sợ, bất an cho nạn nhân. Từ đó, họ đưa ra những biện pháp như cúng bái, mua vật phẩm phong thủy, làm lễ "trục vong", "cắt tiền duyên" với chi phí rất lớn. 

Và khi nhận được tiền từ nạn nhân, những thầy bói, cô đồng này ngay lập tức biến mất để lại cho nạn nhân những ảnh hưởng nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đi ngược lại các giá trị đạo đức, lợi dụng niềm tin của con người.

1.11. Dụ dỗ người già, trẻ em mua hàng kém chất lượng 

Kẻ lừa đảo thường tiếp cận người già và trẻ em bằng nhiều cách khác nhau để đạt được mục đích của mình. Một vài ví dụ cụ thể như: 

Các dấu hiệu lừa đảo thường bao gồm việc người lạ tiếp cận một cách bất ngờ với  những lời đề nghị hấp dẫn, khó tin (trúng thưởng lớn, mua hàng giá rẻ bất thường). Đồng thời, chúng tạo ra tâm lý gấp gáp để nạn nhân nhanh chóng sa bẫy. Đặc biệt là người già, trẻ em thường tin vào những câu chuyện cảm động, những lời hứa hẹn vật chất. 

1.12. Những thủ đoạn lừa đảo khác 

Ngoài những thủ đoạn phổ biến trên thì người dân còn cần cảnh giác với các thủ đoạn như giả mạo nhân viên bưu điện; đưa thông tin từ thiện gian dối….

Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện nay thì thủ đoạn mà người phạm tội đưa ra nhằm chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Do vậy, việc nâng cao ý thức cũng như duy trì sự cảnh giác là biện pháp quan trọng nhất để hạn chế việc rơi vào bẫy lừa đảo. 

2. Cách phòng tránh thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản  

Để phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hiệu quả:

Trên đây là một số biện pháp giúp quý bạn đọc hạn chế việc rơi vào bẫy lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong xã hội ngày nay. 

3. Những việc cần làm khi rơi vào trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản  

Những việc cần làm khi rơi vào trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trong trường hợp không may, quý bạn đọc rơi vào bẫy lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đừng lo lắng, hãy bình tĩnh và thực hiện các hoạt động sau: 

Ngoài ra, sau khi thực hiện các hoạt động trên, quý bạn đọc có thể thông báo trên trang cá nhân về thủ đoạn lừa đảo để cảnh báo người thân, bạn bè; thay đổi mật khẩu cho tất cả các tài khoản trực tuyến…để cảm thấy an tâm hơn. 

4. Câu hỏi thường gặp 

Hậu quả của việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để lại hậu quả nghiêm trọng cho người dân. Hậu quả đầu tiên và dễ thấy nhất là thiệt hại về vật chất. Bên cạnh đó, người bị lừa đảo còn mất niềm tin vào người khác, vào xã hội, trở nên khép mình và cô lập…

Có thể lấy lại được tiền bị lừa đảo không? 

Việc lấy lại được tiền không dựa vào kết quả điều tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực tế bên cạnh những trường hợp không nhận được kết quả thì đã có những vụ kẻ lừa đảo bị bắt và nạn nhân được trả lại tiền sau đó. 

Luật Ánh Ngọc có hỗ trợ viết đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

. Chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý trên nhiều lĩnh vực trong đó có hỗ trợ khách hàng viết đơn tố giác tội phạm khi có yêu cầu. 

Như vậy, qua bài viết về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản chúng tôi hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của quý khách hàng. Nếu có thắc mắc cần giải quyết hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn miễn phí!


Bài viết khác