Luật Ánh Ngọc

Thời hiệu khai nhận di sản thừa kế

Dịch vụ luật sư | 2025-01-15 15:04:52

1. Thời hiệu khai nhận di sản thừa kế là gì?

Tại khoản 1 Điều 149 BLDS 2015 có định nghĩa thời hiệu như sau: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”.

Theo quy định của Điều 634 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Do đó, thời hiệu khai nhận di sản thừa kế là thời hiệu do luật quy định mà khi kết thúc thời hiệu đó người được hưởng di sản thừa kế phải xác lập quyền tài sản đối với di sản mà người chết để lại, có quyền được hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

2. Quy định của pháp luật về thời hiệu khai nhận di sản thừa kế

Thời hiệu khai nhận di sản thừa kế

Thời hiệu thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 623 BLDS 2015: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. 

Ngoài ra, trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: 

+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu của tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người đang chiếm hữu di sản đó.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, thời hiệu khai nhận di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (là thời điểm người có tài sản chết). 

>> Xem thêm bài viết: 

1. Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế: Điều Cần Biết

2. Niêm Yết Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế: Điều Kiện, Hồ Sơ và Thủ Tục

3. Các cách xác định thời hiệu khai nhận di sản thừa kế

3.1. Đối với những trường hợp thừa kế từ thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực (ngày 01/01/2017)

Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015 thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là kể từ thời điểm mở thừa kế.

Theo Điều 611 BLDS 2015 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày theo quyết định của Toà án. 

3.2. Đối với những trường hợp thừa kế trước thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực

Tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990 có quy định trường hợp mở thừa kế đối với bất động sản là 30 năm. Nghị quyết 02/HĐTP có hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế 1990 như sau: “Đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10-9-1990, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990”.

Ví dụ: Người để lại di sản chết vào năm 1980, di sản thừa kế là bất động sản thì thời hiệu khởi kiện thừa kế là 30 năm tính từ ngày 10/9/1990. Theo đó, tính đến năm 2019 mới chỉ 29 năm, cho nên người thừa kế vẫn còn có quyền khởi kiện thừa kế cho tới năm 2019.

Nếu người để lại thừa kế chết sau năm 1990 đến trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực thì thời hiệu khai nhận di sản thừa kế sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 về điều khoản chuyển tiếp. Do đó, thời hiệu khai nhận di sản thừa kế vẫn được tính là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

4. Hệ quả pháp lý khi hết thời hiệu khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

Hậu quả pháp lý khi hết thời hiệu khai nhận di sản thừa kế

 

Căn cứ theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận có các phương án giải quyết di sản khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản: 

+ Di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản; 

+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu người này không là người thừa kế; 

+ Di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người thừa kế đang quản lý sẽ “thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”, luật quy định là người thừa kế vậy có thể là người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật theo hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba hay là thừa kế theo quy định khác.

5. Vai trò của Luật sư khi hết thời hiệu khai nhận di sản thừa kế

Trên thực tế, việc yêu cầu chia thừa kế khi hết thời hiệu khai nhận di sản thừa kế tương đối phức tạp và gây nhiều khó khăn cho người được nhận di sản thừa kế. Do đó, cần phải được Luật sư tư vấn đối với trường hợp này là vô cùng cần thiết bởi:

+ Công ty Luật Ánh Ngọc với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm có thể giải đáp thắc mắc về pháp lý, giúp đỡ, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng.

+ Ngoài việc tư vấn chi tiết cho khách hàng, Công ty Luật Ánh Ngọc còn hỗ trợ khách hàng trong trường hợp sự việc đưa ra xét xử tại Toà án, giúp giải quyết vụ việc nhanh chóng, bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng.

+ Bên cạnh đó, Công ty luôn đặt bảo mật thông tin của khách hàng lên hàng đầu. Trong quá trình trao đổi với khách hàng, mọi thông tin được khách hàng cung cấp sẽ được Công ty bảo mật tuyệt đối.

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.

 


Bài viết khác