1. Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt vợ/chồng
Ly hôn thuận tình không được vắng mặt trong phiên toà, vợ chồng cần có mặt tại phiên tòa để giải quyết việc ly hôn thuận tình. Nếu một trong hai bên vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp. Tiếp tục vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết ly hôn.
Thuận tình ly hôn sẽ được giải quyết theo trình tự luật định với 02 giai đoạn quan trọng cần thiết có mặt của cả hai bên là: giai đoạn hoà giải và phiên họp giải quyết việc ly hôn.
*Đối với giai đoạn hoà giải:
Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, khi xem xét giải quyết đơn yêu cầu ly hôn thì trước hết Tòa án sẽ thực hiện thủ tục hòa giải cho vợ, chồng.
Do đó, nếu muốn hòa giải thì phải có sự mặt của cả hai bên vợ, chồng. Rõ ràng Tòa án sẽ không thể tiến hành hòa giải được nếu một bên vắng mặt trong phiên hòa giải. Chính vì vậy, trường hợp thuận tình ly hôn thì bắt buộc cả hai vợ, chồng không được vắng mặt.
Trong đó, nếu kết quả hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Còn nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Hai bên thực sự tự nguyện khi ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề chia tài sản chung, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái;
- Sự thỏa thuận ly hôn phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
*Đối với phiên họp giải quyết yêu cầu ly hôn:
Các chủ thể phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án bao gồm: vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Do đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đối với việc vắng mặt:
- Vợ/chồng không có yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ mà vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp;
- Vợ/chồng đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Như vậy, ly hôn thuận tình không được vắng mặt đương sự. Vợ chồng muốn thuận tình ly hôn phải có mặt đầy đủ để quá trình giải quyết được nhanh chóng và hiệu quả.
2. Ly hôn thuận tình mất bao lâu?
Ly hôn thuận tình thường mất từ 2 – 3 tháng tuỳ từng trường hợp. Đối với các trường hợp nếu phát sinh sự kiện bất khả kháng thì thời gian có thể kéo dài hơn.
Cụ thể các mốc thời gian để Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn được xác định như sau:
-
Tòa án thông báo thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình với thời gian tối đa là 10 ngày;
-
Thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Nếu có tình tiết phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng. Và sau khi ra quyết định mở phiên họp thì Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày;
-
Sau 7 ngày kể từ khi hoà giải không thành, nếu các bên không thay đổi ý kiến, Tòa sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Xem thêm bài viết: Mẫu đơn thuận tình ly hôn theo quy định của Tòa án 2024
3. Dịch vụ thuê luật sư ly hôn tại Công ty Luật Ánh Ngọc
Trên thực tế, không phải ai cũng có thể biết và am hiểu pháp luật khiến việc viết và nộp đơn ly hôn trở nên khó khăn và tốn công sức, thời gian. Bên cạnh đó, khi xảy ra tranh chấp giữa vợ chồng về vấn đề nuôi con, tài sản chung, việc không nắm được quy định pháp luật dẫn đến quyền lợi các bên bị ảnh hưởng. Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc ly hôn cần có luật sư giải quyết. Tuy nhiên, thuê luật sư tư vấn vấn đề ly hôn là một trong các lựa chọn tối ưu để đảm bảo quyền lợi của mình.
Công ty Luật Ánh Ngọc với kinh nghiệm giải quyết các vấn đề pháp lý, chúng tôi sẽ giúp bạn:
- Tư vấn pháp lý cho quý khách hàng về vấn đề tài sản, nuôi con,... để quá trình ly hôn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng;
- Tư vấn và soạn thảo hồ sơ, giấy tờ ly hôn.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ tư vấn.
Tham khảo bài viết: Dịch vụ ly hôn thuận tình tại Hà Nội lên Tòa 01 lần không mất thêm phí
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Nghĩa vụ nộp án phí khi thuận tình ly hôn?
Điều 149 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trừ trường hợp được miễn hay không phải chịu lệ phí, các bên tự thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người chịu lệ phí khi yêu cầu ly hôn. Nếu trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mỗi bên sẽ chịu một nửa lệ phí này.
4.2. Đơn xin ly hôn thuận tình có bắt buộc 2 vợ chồng cùng ký?
Đối với trường hợp ly hôn thuận tình: do đây là trường hợp cả hai vợ chồng đều đồng thuận chấm dứt quan hệ hôn nhân nên khi nộp đơn yêu cầu ly hôn, bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng trong đơn ly hôn.
4.3. Tại buổi hòa giải của thuận tình ly hôn có được thay đổi ý kiến hay không?
Theo khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, vợ/chồng hoàn toàn có quyền được thay đổi ý kiến, nguyện vọng của mình tại buổi hòa giải trong giải quyết thuận tình ly hôn.