1. Các tội không được đương nhiên xóa án tích
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải tất cả các tội phạm đều được xóa án tích. Các tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội sẽ không được xóa án tích, cho dù người phạm tội đã chấp hành xong án phạt.
Các tội không được xóa án tích là các tội không nằm trong Chương XIII và Chương XXVI theo khoản 1 Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
- Tội phản bội Tổ quốc: Tham gia các tổ chức tham gia chống phá Nhà nước;
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: Tham gia biểu tình, khởi xướng thành lập tổ chức chống phá Nhà nước;
- Tội gián điệp: Dẫn đường, cung cấp phương tiện liên lạc, tình báo các tin tức, tài liệu bảo mật cho nước ngoài, tổ chức chống Nhà nước.
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ: Dùng trang thiết bị, sức mạnh vũ trang xâm phạm vào lãnh thổ (đường bộ, đường thủy hoặc đường không) bất hợp pháp và gây thiệt hại cho Nhà nước và Nhân dân.
- Tội bạo loạn: Dùng sức mạnh cướp vũ khí của lượng lượng vũ trang, cướp nhà của người dân, lôi kéo nhiều người tham gia thực hiện hành vi chống phá;
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: Có hành vi hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức chống lại chính quyền, lực lượng vũ trang nhân dân và phá hoại an ninh chính trị;
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dùng sức mạnh, vũ khí nhằm đập phá, phá hủy cơ sở vật chất - kỹ thuật thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước.
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội: Trì hoãn việc triển khai các kế hoạch, thực hiện sai hoặc cản trở thực hiện kế hoạch, chính sách được đề ra;
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết: Kích động, đưa thông tin sai lệch nhằm gây mất đoàn kết trong tổ chức;
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Biên soạn, in, viết, vẽ, bịa đặt tuyên truyền thông tin có nội dung chống phá Nhà nước qua mạng xã hội, bài viết… nhằm kích động, xuyên tạc gây hoang mang, lo sợ cho Nhân dân;
- Tội phá rối an ninh: Cá nhân hoặc nhóm người tụ tập sử dụng hung khí tấn công, đập phá nhà cửa, tài sản của người dân, gây rối trật tự xã hội;
- Tội chống phá cơ sở giam giữ: Có hành vi trốn trại, phá hàng rào, buồng giam,...;
- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân: Dùng vũ lực hoặc bịa đặt, lan truyền các thông tin không có thật, sai lệch về Nhà nước, đánh vào tâm lý người khác;
- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân: Xuất trình giấy tờ giả để đi nước ngoài, vượt biên, dùng vũ lực tấn công nhân viên để đi nước ngoài (đối với hành vi trốn đi nước ngoài); hoặc sang nước ngoài công tác, lao động nhưng trốn không về nước khi đã hết thời hạn theo quy định (đối với trốn ở lại nước ngoài);
- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược: Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược,...;
- Tội chống loài người: Giết người, bắt làm nô lệ, tra tấn, trục xuất hoặc dùng vũ lực di chuyển dân cư, tù giam hoặc tước đoạt tự do thân thể (lạm dụng tình dục, hiếp dâm,...);
- Tội phạm chiến tranh: Giết hại con tin, dân thường, người bị thương, phá hủy dân cư, cướp tài sản của dân thường,...;
- Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê: Thuê tiền/ hiện vật để tập hợp lính đánh thuê, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê tham gia chiến tranh, đàn áp khủng bố;
- Tội làm lính đánh thuê: Người tham gia vào chiến tranh, đàn áp khủng bố Nhân dân, thiệt hại cho Nhà nước.
Lưu ý: Khi phạm phải một trong các tội ở trên, người bị kết án chỉ được xóa án tích khi có quyết định của Tòa án, Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định xóa án tích khi căn cứ vào:
- Tính chất phạm tội đã thực hiện;
- Thái độ lao động, thái độ chấp hành luật pháp của người bị kết án;
- Các quy định về điều kiện để Tòa án xóa án tích.
2. Điều kiện xóa án tích theo quyết định của Tòa
Người bị kết án được Tòa án ra quyết định xóa án tích khi họ đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
- Đã chấp hành xong án phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án;
- Không vi phạm thêm tội mới theo thời hạn được quy định, cụ thể:
- 01 năm nếu bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
- 03 năm nếu bị phạt tù đến 05 năm;
- 05 năm nếu bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
- 07 năm nếu bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trong trường hợp, người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là: quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân nên thời gian thi hành các án phạt nêu trên bị kéo dài thì thời gian xóa án tích sẽ được Tòa án quyết định từ khi chấp hành xong hình phạt bổ sung.
>>Xem thêm bài viết: Để Đương Nhiên Xóa Án Tích Cần Làm Gì?
3. Ví dụ, Câu hỏi thường gặp về các trường hợp không đương nhiên được xóa án tích
a) Nếu bị Tòa án bác bỏ đơn xin xóa án tích thì người bị kết án sau bao lâu được nộp lại?
Trường hợp bị Tòa án bác bỏ đơn xin xóa án tích, người bị kết án được nộp lại đơn theo thời gian (khoản 4 Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015) dưới đây :
- Bác bỏ đơn xin xóa án tích lần đầu: Sau 1 năm kể từ ngày bác đơn;
- Bác bỏ đơn xin xóa án tích lần thứ hai trở đi: Sau 2 năm kể từ ngày bị Tòa án bác bỏ đơn mới.
b) Những tội không được đương nhiên xóa án tích thì được xóa án tích khi nào?
Sau đây, là ví dụ minh hoạt nhằm giúp bạn hiểu hơn về tính chất các tội để không được xóa án tích:
Anh A bị kết án về tội “Chống phá cơ sở giam giữ”. Theo quy định, Anh A phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nên không được xóa án tích cho dù có chấp hành xong hình phạt và không tái phạm trong thời hạn luật quy định.
Để khai thác kỹ càng hơn về quy định pháp luật cũng như là tính chất loại phạm tội, Luật Ánh Ngọc xin đưa ra thêm một vài ví dụ cụ thể như sau:
1. Ví dụ 1: Anh B bị kết án về tội trộm cắp tài sản
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản có thể bị phạt tù lên đến 20 năm (tùy theo mức độ vi phạm). Tuy nhiên, với tính chất và mức độ thiệt hại gây ra, tội trộm cắp tài sản không nằm trong danh mục không được xóa án như quy định trên.
Như vậy, anh B sau khi thực hiện án phạt tù và không tái phạm thì vẫn được xóa án tích, trong đó, nếu số tiền trộm cắp lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì thời gian chờ xóa án tích có thể kéo dài.
2. Ví dụ 2: Ông C bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tương tự như tội trộm cắp tài sản. Người bị kết án vào tội này vẫn được xóa án tích, miễn là chấp hành và đủ các điều kiện xóa án tích do luật quy định.
3. Ví dụ 3: Anh D bị kết án về tội vận chuyển tiền tệ qua biên giới
Người nào phạm tội vận chuyển tiền tệ qua biên giới có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm. Ngoài ra, tùy vào mức độ vi phạm mà có mức phạt tương ứng theo Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015.
Đồng thời, căn cứ quy định Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 về đương nhiên được xóa án tích thì người phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới vẫn thuộc loại tội phạm được đương nhiên xóa án tích sau khi chấp hành án phạt và đáp ứng các điều kiện theo quy định.
4. Ví dụ 4: Chị E bị kết án 15 năm tù về tội giết người
Chị E bị phạt tù 15 năm về tội giết người và trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không vi phạm tội mới thì được đương nhiên xóa án tích theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015.
Nếu bạn cần sự hỗ trợ chi tiết nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc sẵn sàng tư vấn và giải đáp cho bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả với chi phí hợp lý.