1. Trường hợp khai nhận di sản thừa kế
- Việc khai nhận di sản thừa kế xảy ra trong 02 trường hợp theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014: Cá nhân là người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
- Người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản (không áp dụng đối với người thừa kế theo di chúc).
2. Khai nhận di sản thừa kế ở đâu?
Người được hưởng thừa kế có thể thực hiện thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản tại Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn hoặc tại Văn phòng công chứng nơi cuối cùng của người để lại di sản theo Điều 58 Luật Công chứng 2014, qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai nhận;
Bước 2: Cán bộ công chứng thụ lý hồ sơ (hồ sơ hợp lệ);
Bước 3: Đến Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc niêm yết;
Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết di sản thừa kế tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản.
>> Xem thêm bài viết:
1. Ủy ban nhân dân xã có công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?
2. Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
3. Thủ Tục Khai Nhận Di Sản Thừa Kế
Quy trình công chứng, chứng thực di sản thừa kế được tiến hành qua các bước sau:
3.1. Công chứng văn bản khai nhận di sản
07 bước khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với người để lại di sản (CCCD; Giấy khai sinh, Giấy chứng tử hoặc Giấy từ khác có giá trị tương đương);
- Bản sao di chúc hợp lệ (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký xe,...);
- Văn bản từ chối nhận di sản của người khác (nếu có);
- Dự thảo khai nhận di sản (nếu có).
Bước 2: Nộp đến Văn phòng công chứng
Bước 3: Công chứng viên tiếp nhận và ra một trong 03 quyết định:
- Thụ lý giải quyết hồ sơ (hồ sơ đầy đủ và hợp lệ);
- Yêu cầu bổ sung (hồ sơ chưa đầy đủ);
- Từ chối tiếp nhận (hồ sơ chưa hợp lệ hoặc không có cơ sở giải quyết).
Bước 4: Giải quyết hồ sơ và ghi vào sổ công chứng;
Bước 5: Tiến hành niêm yết hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú hoặc tạm trú trong thời hạn 15 ngày (không xác định được nơi thường trú);
Bước 6: Sau 15 ngày nếu không có bất kỳ khiếu nại gì thì người yêu cầu khai nhận di sản thừa kế Ký tên xác nhận, ghi lời chứng vào văn bản khai nhận;
Bước 7: Nộp phí công chứng và nhận kết quả.
3.2. Chứng thực văn bản khai nhận di sản
Trường hợp người yêu cầu khai nhận di sản không thực hiện khai nhận tại Văn phòng công chứng thì đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi có di sản để tiến hành khai nhận.
Người khai nhận có thể đến trực tiếp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn hồ sơ cần thiết hoặc chuẩn bị 03 mục hồ sơ dưới đây:
- Dự thảo văn bản khai nhận di sản;
- Bản sao CCCD/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu);
- Bản sao các Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Lưu ý: Các giấy tờ phục vụ cho việc khai nhận phải đảm bảo các quy định sau:
- Văn bản có 02 (hai) trang trở lên thì phải đánh số thứ tự từng trang, có chữ ký của người yêu cầu và người thực hiện chứng thực;
- Số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản thỏa thuận và có đóng dấu giáp lai (có từ 02 trang trở lên);
- Nếu người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch (đáp ứng đủ điều kiện năng lực hành vi dân sự và chứng chỉ hành nghề theo quy định).
>> Xem chi tiết thêm tại: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế mới nhất
4. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế
Hiện nay pháp luật chưa quy định mẫu chuẩn về khai nhận di sản thừa kế. Luật Ánh Ngọc xin gửi bạn Mẫu tham khảo văn bản khai nhận di sản thừa kế dưới đây nhé.
1. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế (dành cho một cá nhân):
Tải mẫu tại đây: Mẫu khai nhận di sản thừa kế một người
2. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế nhiều người:
Tải mẫu tại đây: Mẫu khai nhận di sản thừa kế nhiều người
5. Khai nhận di sản thừa kế cần lưu ý những gì?
Theo quy định pháp luật, khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế cần lưu ý các điều sau:
- Thời hiệu khai nhận di sản: Người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015;
Ví dụ: Ông A mất để lại cho anh B hưởng 01 mảnh đất cách đây 20 năm năm trước. Cho đến hiện tại, anh B vẫn chưa đi xác nhận di sản thừa kế.
Theo đó, để tránh mất quyền lợi thì kể từ khi ông A mất đến hiện tại là 20 năm, anh B vẫn có thể thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế để nhận phần di sản mà ông A để lại.
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và có giá trị pháp lý:
- Các thông tin được ghi trong hồ sơ phải được điền phải chính xác, rõ ràng và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Trường hợp thông tin không chính xác hoặc thiếu sót, người khai nhận phải thực hiện các thủ tục đính chính theo quy định. Việc đính chính được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân địa phương hoặc Văn phòng đăng ký đất đai nhằm đảm bảo tính pháp lý và tránh các rủi ro phát sinh sau này.
- Khai nhận di sản một cách trung thực và minh bạch.
Trên đây là 03 lưu ý về khai nhận di sản để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
Để hiểu và viết đơn Khai nhận di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật, bạn có thể liên hệ đến Văn phòng Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân nơi bạn đang ở hoặc liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hướng dẫn và hỗ trợ một cách nhanh nhất nhé.