Luật Ánh Ngọc

[Giải đáp] - Làm sao để thành lập công ty vận tải ở Việt Nam?

Thủ tục hành chính | 2024-08-08 14:05:12

1. Có bao nhiêu loại hình công ty vận tải?

Công ty vận tải được hiểu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải.

Công ty vận tải cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, con người từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng nhiều phương tiện vận tải khác nhau như ô tô, xe tải, xe container, tàu hỏa, tàu biển, máy bay, hoặc phương tiện đường thủy, đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các tổ chức, cá nhân khác nhằm mục đích sinh lợi.

Tuy nhiên hiện nay, vận tải bằng oto vẫn là phương thức phổ biến, chủ yếu và có tiềm năng phát triển. Vì vậy, trong bài viết này, Luật Ánh Ngọc gửi đến quý khách hàng những nội dung liên quan đến vận tải bằng oto.

Việc phân loại công ty vận tải được quy định như sau:

02 cách thức phân loại công ty vận tải

- Phân loại theo loại hình doanh nghiệp vận tải:

- Phân loại theo hình thức vận tải gồm:

Kinh doanh vận tải là loại hình kinh doanh có điều kiện, chính vì vậy, để có thể hoạt động theo khuôn khổ pháp luật cho phép, cá nhân, tổ chức phải tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp vận tải theo quy định. 

2. Hướng dẫn chi tiết cách thành lập công ty vận tải

2.1. Điều kiện thành lập công ty vận tải

Đối với mỗi loại hình kinh doanh vận tải, pháp luật quy định chi tiết về điều kiện hoạt động của công ty vận tải đó. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty vận tải phải đáp ứng được các điều kiện về:

- Chủ thể thành lập: Theo quy định hiện hành, cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp đều được phép thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải;

- Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh: Công ty vận tải phải lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với loại hình của công ty mình. Việc tra cứu mã ngành quy định theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg;

- Tên doanh nghiệp: Phải đáp ứng theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 và không vi phạm điều cấm khi đặt tên (Điều 38 Luật này);

- Dấu của doanh nghiệp: Tuân theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp, dấu do công ty quyết định về số lượng, hình thức, loại dấu và được thể hiện bằng dấu làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dưới dạng chữ ký số.

Bên cạnh đó, đối với mỗi loại hình công ty vận tải cần đáp ứng thêm về các điều kiện kinh doanh riêng theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP:

- Công ty vận chuyển hàng hóa:

- Công ty vận tải hành khách:

Có thể thành lập công ty vận tải hành khách bằng oto theo tuyến cố định, vận chuyển hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi.

Đối với mỗi loại hình vận tải hành khách, công ty vận tải phải đáp ứng các điều kiện về phương tiện, công nghệ theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 8 Nghị định này. 

2.2. Thủ tục thành lập công ty vận tải

Sau khi đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo luật định, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập công ty vận tải hành khách hoặc thành lập công ty vận chuyển hàng hóa. Theo đó, việc thành lập doanh nghiệp vận tải được thực hiện theo các bước:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại các Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các tài liệu tương ứng cho loại hình công ty dự kiến thành lập, bao gồm:

- Bước 2: Nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thông qua các hình thức:

- Bước 3: Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vận tải và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

- Bước 4: Xin giấy phép kinh doanh vận tải

Sau khi đã hoàn thành việc đăng ký thành lập doanh nghiệp vận tải, cá nhân, tổ chức phải thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh vận tải theo thủ tục quy định tại Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:

3. Những lưu ý sau khi thành lập công ty vận tải

Sau khi thành lập công ty vận tải, cá nhân, tổ chức cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Thực hiện việc xin các loại giấy phép khác (nếu có) để có thể hợp thức hóa hoạt động của công ty vận tải thông qua việc nộp hồ sơ xin cấp phép tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

- Thực hiện việc treo biển hiệu, khắc con dấu công ty, đăng ký việc sử dụng chữ ký số điện tử, phát hành hóa đơn điện tử,...

- Hoạt động theo đúng phạm vi, loại hình, địa điểm đã được ghi trên giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp để tránh bị thu hồi giấy phép;

- Tổ chức thường xuyên hoạt động tập huấn lái xe, kỹ năng đảm bảo an toàn giao thông cho toàn bộ nhân viên;

- Thực hiện đầy đủ và đúng hạn việc báo cáo tài chính, kê khai thuế đến cơ quan có thẩm quyền;

- Trong trường hợp có sự cố hoặc có vi phạm, cần thực hiện các biện pháp khắc phục cũng như phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết.

4. Giải đáp một số thắc mắc

4.1. Thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền?

Pháp luật hiện hành không quy định chi tiết mức tiền để cá nhân, tổ chức thành lập công ty vận tải. Tùy vào loại hình kinh doanh vận tải, mức vốn, điều kiện, quy mô công ty mà chi phí là khác nhau. 

Tuy nhiên, theo quy định tại biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Thông tư 47/2019/TT-BTC, Thông tư 65/2020/TT-BTC khi thành lập công ty vận chuyển phải mất các loại phí, lệ phí sau:

- Lệ phí thành lập công ty vận chuyển: 50.000 đồng/lần;

- Phí công bố công ty vận chuyển: 100.000 đồng/lần;

- Lệ phí xin giấy phép kinh doanh vận tải: 200.000 đồng/lần;

- Lệ phí môn bài: 2.000.000 đồng- 3.000.000 đồng/năm.

Ngoài phí, lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức còn phải nộp thêm các loại phí như phí khắc dấu công ty, phí công bố dấu công ty, chi phí mua chữ ký số, hóa đơn điện tử, chi phí cho việc mở tài khoản ngân hàng cho công ty, chi phí làm biển hiệu, nộp thuế môn bài, chi phí mua sắm trang thiết bị,...

Bên cạnh đó, nếu công ty sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty vận tải tại các đơn vị tư vấn pháp lý thì có thể mất thêm khoản chi phí này.

Như vậy, tùy theo khả năng và nhu cầu của mỗi cá nhân, tổ chức mà chi phí cho việc thành lập công ty vận tải có thể khác nhau.

4.2. Ai được thành lập công ty vận tải?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, trừ các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập công ty vận tải. 

Theo đó, có thể loại trừ các đối tượng sau đây không được phép thành lập công ty vận tải gồm:

Pháp luật cấm thành lập doanh nghiệp đối với cá nhân, tổ chức thuộc 07 trường hợp này

Như vậy, có thể khẳng định rằng, cá nhân, tổ chức (bao gồm cả Việt Nam và nước ngoài) không thuộc trường hợp bị cấm thì được thành lập công ty vận tải theo quy định của pháp luật hiện hành. Tùy theo tình hình tài chính, quy mô và mục tiêu kinh doanh mà cá nhân, tổ chức lựa chọn loại hình công ty phù hợp.

4.3. Ngoài giấy phép kinh doanh, công ty vận tải có cần giấy phép con khác không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để công ty vận tải có thể hoạt động một cách hợp pháp, ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép kinh doanh vận tải, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép lái xe cho tất cả tài xế, giấy phép lưu hành cho phương tiện vận tải, giấy phép môi trường, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (trong trường hợp vận chuyển thực phẩm). 

Để rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí thành lập công ty vận tải, hãy liên hệ đến Luật Ánh Ngọc, quý khách hàng sẽ được hưởng trọn vẹn ưu đãi dịch vụ đăng ký thành lập công ty vận tải và được tư vấn mọi vấn đề pháp lý bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực. 


Bài viết khác