1. Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện là gì?
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm của giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện. Tuy nhiên, dựa trên các quy định về cơ sở cai nghiện ma túy, có thể hiểu, đây là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở cai nghiện ma túy.
Thông qua văn bản này, cơ quan có thẩm quyền xác nhận cơ sở cai nghiện tự nguyện đã đáp ứng được các điều kiện theo luật định và được phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
2. Điều kiện xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
Để được cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở cai nghiện ma túy phải đáp ứng được 05 điều kiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 116/2021/NĐ-CP.
- Thứ nhất, cơ sở cai nghiện phải được thành lập, tổ chức và hoạt động theo trình tự, thủ tục luật định;
- Thứ hai, cơ sở phải đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất cụ thể được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 6 Nghị định này và điềm e, khỏa 3 Điều 36 Luật phòng chống ma túy như sau:
- Cơ sở được đặt tại các địa điểm thuận tiện về giao thông, y tế, điện, nước sạch,... nhằm phục vụ cho hoạt động cai nghiện, đồng thời phải có tường bao, biển tên của cơ sở đó;
- Đáp ứng được điều kiện cụ thể về diện tích đất tự nhiên cho 01 đối tượng cũng như diện tích phòng ở bình quân, thời gian chăm sóc 24/24,...
- Các tiêu chuẩn chuyên môn: các công trình xây dựng, trang thiết bị đảm bảo cho tất cả các đối tượng, sử dụng một cách an toàn, tiết kiệm, thuận tiện, đáp ứng điều kiện phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo các tiêu chuẩn y tế, vệ sinh, quần áo, dinh dưỡng, đảm bảo cho người cai nghiện được tiếp cận và học hỏi để không ngừng phát triển;
- Đảm bảo bố trí các khu riêng đối với các đối tượng đặc biệt: người từ đủ 12 đến 18 tuổi, người mắc bệnh truyền nhiễm, người có sự khác biệt về giới tính, thực thể,... theo quy định.
- Thứ ba, cơ sở phải đảm bảo được trang thiết bị tối thiểu đã được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
- Thứ tư, đảm bảo đáp ứng về nguồn nhân lực:
- Đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 8;
- Người đại diện theo pháp luật phải có trình độ từ Đại học trở lên, đã được tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về điều trị, cai nghiện ma túy, hoặc có thời gian làm việc tối thiểu 02 năm tại các cơ sở cai nghiện ma túy;
- Thứ năm, đảm bảo được các phương án tài chính nhằm duy trì hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
3.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định này, hồ sơ xin giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện gồm các nội dung:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện theo mẫu;
- 01 bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
- Văn bản quyết định chấp thuận về việc đặt trụ sở cai nghiện ma túy tự nguyện của chủ tịch Ủy ban nhân nhân cấp huyện theo mẫu;
- Các tài liệu chứng minh cơ sở cai nghiện tự nguyện đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định;
- 01 bản chính danh sách nhân viên theo mẫu số 03 được quy định tại Phụ lục II nghị định này kèm theo các bản sao, chứng chỉ, 01 bản tóm tắt lý lịch của người đại diện theo pháp luật, 01 bản sao hợp lệ giấy xác nhận đã được đào tạo, tập huấn về điều trị, cai nghiện ma túy hoặc giấy xác nhận thời gian làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy của người đại diện theo pháp luật của cơ sở;
- 01 phương án tài chính nhằm duy trì hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo mẫu.
3.2. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép
Việc xin giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 116/2021/NĐ-CP theo các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đã được phân tích tại mục 3.1. và nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy phép là Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có thể nộp thông qua các hình thức:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp đến trụ sở cơ quan có thẩm quyền;
+ Nộp thông qua phương thức điện tử. Trong trường hợp này, cơ sở cai nghiện phải giữ toàn bộ bản gốc của hồ sơ và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với hồ sơ của mình trước pháp luật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra và cấp giấy phép
+ Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn cơ sở cai nghiện sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ bị thiếu, sai sót;
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện cũng như cơ sở cai nghiện và ra quyết định cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện. Trường hợp từ chối cấp, phải có văn bản trả lời đến cơ sở cai nghiện và nêu rõ lý do từ chối.
4. Một số câu hỏi liên quan đến giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
4.1. Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện có được cấp lại không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 116/2021/NĐ-CP, giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện được cấp lại trong các trường hợp dưới đây:
- Giấy phép bị mất, bị hư hỏng;
- Có sự thay đổi đối với cơ sở cai nghiện như: thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc người đúng đầu cơ sở, thay đổi địa điểm trụ sở của cơ sở cai nghiện tự nguyện,
- Hoạt động cai nghiện ma túy hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
4.2. Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 116/NĐ-CP, giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện bị thu hồi trong trường hợp:
- Thu hồi giấy phép theo đề nghị của cơ sở cai nghiện;
- Cơ sở cai nghiện bị đình chỉ nhưng không có biện pháp khắc phục hậu quả;
- Cơ sở cai nghiện không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của mình, gây thiệt hại nghiêm trọng đến vật chất cũng như tinh thần của người cai nghiện theo quy định tại Luật Phòng, chống ma túy;
- Cơ sở cai nghiện không hoạt động trong 06 tháng liên tiếp mà không có lý do, trừ trường hợp cơ sở đó phải tạm dừng do sự kiện bất khả kháng hoặc bị giải thể, hoặc có các hành vi vi phạm các nghĩa vụ luật định.
5. Dịch vụ xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại Luật Ánh Ngọc
Từ những phân tích trên, có thể thấy, việc xin giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện khá phức tạp và phải cung cấp nhiều hồ sơ, giấy tờ khác nhau. Chính vì vậy, việc sử dụng dịch vụ của các đơn vị tư vấn pháp lý là vô cùng thiết thực và hiệu quả.
Nhằm có thể giúp khách hàng giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng và tối ưu chi phí nhất, Luật Ánh Ngọc tôi cung cấp các gói dịch vụ pháp lý liên quan đến giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy bao gồm không giới hạn các nội dung:
- Tư vấn pháp lý toàn diện các vấn đề về giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy, trong đó có cả việc tư vấn về hồ sơ, thủ tục xin giấy phép phù hợp với từng loại hình kinh doanh của khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ pháp lý theo ủy quyền;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy;
- Theo dõi tiến độ thực hiện công việc của mình;
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng.
Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ liên quan đến các loại giấy phép khác, phù hợp với chi phí và nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc các dịch vụ tư vấn khác, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.