Luật Ánh Ngọc

Các trường hợp nào được cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh

Thủ tục hành chính | 2024-03-14 09:52:45

1. Tên định danh

 

Tên định danh

1.1. Tên định danh là gì?

Tên định danh là khái niệm quan trọng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn và gọi điện thoại, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số ngày nay. Việc sử dụng tên định danh được quy định chặt chẽ theo pháp luật, với những quy định mới nhất nhằm ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và đảm bảo tính chính xác của thông tin truyền tải.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tên định danh (brandname) người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại (sau đây gọi tắt là tên định danh) bao gồm không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng; không phân biệt chữ hoa, chữ thường; không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi. Tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong Hệ thống tên định danh quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp và có thời hạn sử dụng là 03 năm kể từ ngày được cấp.

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh với số lượng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại.

1.2. Quy định mới nhất về việc sử dụng tên định danh như thế nào?

Việc sử dụng tên định danh phải tuân thủ các quy định chung theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về đăng ký và sử dụng tên định danh phòng chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, quy định sử dụng đó như sau: 

Với những quy định mới nhất nhằm tăng cường tính chính xác và đảm bảo tính công bằng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn và gọi điện thoại, việc sử dụng tên định danh cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đăng ký và sự sử dụng tên định danh.

2. Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh

2.1. Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh

- Tổ chức muốn đề nghị cấp tên định danh cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm: 

(1) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;

(2) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;

(3) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

- Đối với cá nhân, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau: 

(1) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;

(2) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP;

(3) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

2.2. Phương thức nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh

Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh có thể được thực hiện thông qua một trong các phương thức sau:

Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia là hệ thống có chức năng quản lý, lưu trữ tên định danh trên phạm vi toàn quốc và do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có thể thực hiện tra cứu thông tin về tên định danh trên Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia, dưới hình thức trực tuyến tại địa chỉ tendinhdanh.ais.gov.vn.

3. Giấy chứng nhận tên định danh

 

Giấy chứng nhận tên định danh

3.1. Cấp Giấy chứng nhận tên định danh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức/ cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).

Bước 2: Xem xét hồ sơ

Ngay sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận hồ sơ bằng cách gửi thư điện tử hoặc tin nhắn thông báo đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký, trong nội dung thông báo ghi cụ thể ngày, giờ đã nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và quyết định một trong các trường hợp sau:

- Cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn. Sau khi tổ chức, cá nhân nộp lệ phí theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận tên định danh quy định theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thông qua thư điện tử;

- Không cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ, tổ chức, cá nhân bổ sung, giải hình, hoàn thiện hồ sơ và nộp lại hồ sơ theo quy định và thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn.

3.2. Các trường hợp nào được cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh theo quy định mới nhất pháp luật Việt Nam

Cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh trong các trường hợp Giấy chứng nhận tên định danh có sự thay đổi một trong những thông tin liên quan tới tên định danh đã được cấp hoặc bị mất.

Tổ chức, cá nhân thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh gửi bản khai tên định danh với các thông tin cập nhật theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) qua đường bưu điện hoặc trực tuyến tại Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia.

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xem xét hồ sơ nhận được và cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh theo quy định pháp luật hiện hành, Thời hạn của Giấy chứng nhận tên định danh được cấp lại giữ nguyên như giấy chứng nhận tên định danh đã được cấp trước đây.

4. Chế độ báo cáo tên định danh

Báo cáo tên định danh là một yêu cầu pháp lý để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định về đăng ký và sử dụng tên định danh trong các hệ thống và dịch vụ. Chủ thể có trách nhiệm báo cáo tên định danh bao gồm: tổ chức, cá nhân được cấp tên định danh; doanh nghiệp viễn thông được cấp tên định danh, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ tin nhắn. Các tổ chức/ cá nhân này thực hiện chế độ báo cáo hàng năm trước ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo, thời gian chốt số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).

Báo cáo tên định danh (thông tin chi tiết về cách thức báo cáo được đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin)) theo hình thức gửi bản mềm có xác thực gửi về hòm thư điện tử baocaospam@ais.gov.vn và cập nhật vào Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia.

5. Gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh

Giấy chứng nhận tên định danh là có thời hạn, tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận tên định danh khi hết hạn cần làm thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh với thời hạn mới.

Thời gian gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh: Trước thời điểm hết hạn ít nhất 15 ngày, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi Bản khai tên định danh với các thông tin cập nhật theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP và các tài liệu có liên quan đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).

Sau khi nhận và xem xét hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh theo quy định, tên định danh được gia hạn nhiều lần, thời gian cho 01 lần gia hạn tên định danh là 03 năm.

Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.


Bài viết khác