Luật Ánh Ngọc

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xếp hạng tín nhiệm

Thủ tục hành chính | 2024-03-17 08:32:39

1. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được hoạt động kinh doanh trong phạm vi dưới đây:

+ Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP.

+ Dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm, bao gồm:

Lưu ý: Khi cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm trên doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo không xảy ra các trường hợp xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.

- Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không được hoạt động trong các lĩnh vực sau

2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

 

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

 

2.1. Quyền của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có các quyền như sau: 

+ Cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều 12 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;

+ Được nhận chi phí dịch vụ từ việc cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều 12 Nghị định này;

+ Yêu cầu tổ chức được xếp hạng tín nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.

(Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 13 Nghị định 88/2014/NĐ-CP)

2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

Doanh nghiệp xếp hàng tín nhiệm có các nghĩa vụ như sau:

+ Chỉ được cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;

+ Việc tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động quy định tại Điều 5 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;

+ Tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan khi cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;

+ Đảm bảo việc trả lương, các khoản thù lao và tiền thưởng cho chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm không phụ thuộc vào chi phí dịch vụ và kết quả xếp hạng tín nhiệm của hợp đồng xếp hạng tín nhiệm mà người đó tham gia vào;

+ Chịu trách nhiệm duy trì đầy đủ các điều kiện cần thiết về vốn, nhân sự và hoạt động theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức được xếp hạng tín nhiệm về kết quả xếp hạng tín nhiệm theo hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đã ký kết.

(Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2014/NĐ-CP)

3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

Doanh nghiệp muốn kinh doanh xếp hạng tín nhiệm cần đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 14 Nghị định 88/2014/NĐ-CP

+ Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định  theo quy định sau: Mức vốn pháp định của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm đối với hoạt động xếp hạng tín nhiệm là mười lăm (15) tỷ đồng. Mức vốn pháp định này chưa bao gồm mức vốn pháp định của các lĩnh vực kinh doanh khác mà doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Cổ đông hoặc thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện:

+ Có Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện

+ Có tối thiểu năm người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm

+ Có tối thiểu mười người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện chuyên viên phân tích

+ Có các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định

+ Có phương án kinh doanh phù hợp với quy định

4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Câu hỏi của chị Hằng (Hải Phòng): Cho hỏi thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xếp hạng tín nhiệm như thế nào? Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Luật Ánh Ngọc. Hy vọng những thông tin dưới đây có thể giúp chị giải quyết được vấn đề của mình.

 

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

4.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Trong bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xếp hạng tín nhiệm gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 88/2014/NĐ-CP.

(2) Thông tin về cổ đông hoặc thành viên góp vốn:

(3) Điều lệ doanh nghiệp.

(4) Tài liệu chứng minh Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 88/2014/NĐ-CP, bao gồm các tài liệu cơ bản sau:

(5) Tài liệu chứng minh có đủ số lượng người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện về thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Điều 20 Nghị định 88/2014/NĐ-CP và chuyên viên phân tích quy định tại Điều 21 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.

(6) Dự thảo các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.

(7) Phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

(8) Địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.

Như vậy, cẩn chuẩn bị những nội dung như trên để hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

4.2. Quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

- Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ theo quy định yêu cầu, chị Hằng nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

- Thời gian thực hiện: 

Trên đây là những nội dung cơ bản về quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xếp hạng tín nhiệm dựa trên quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ kịp thời. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.


Bài viết khác