Luật Ánh Ngọc

Quy định mới nhất của pháp luật về kinh doanh xếp hạng tín nhiệm

Thủ tục hành chính | 2024-03-19 10:04:35

1. Căn cứ pháp luật

2. Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm là gì?

 

Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm

2.1. Khái niệm về xếp hàng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm thường liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước. Tùy thuộc vào quốc gia hoặc khu vực, có thể có các quy định khác nhau về xếp hạng tín nhiệm, tuy nhiên, điểm chung là các cơ quan này thường sử dụng các thông tin tài chính để đánh giá tính đáng tin cậy và khả năng trả nợ của một tổ chức hay cá nhân. Ở một số quốc gia, các cơ quan đánh giá tín nhiệm được cấp phép theo pháp luật để thực hiện các đánh giá này, bao gồm các công ty Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings. Những công ty này đưa ra các xếp hạng cho các khoản vay của các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác dựa trên các yếu tố như lịch sử thanh toán nợ, tình trạng tài chính và rủi ro của ngành công nghiệp liên quan.

Các dịch vụ xếp hạng tín nhiệm:

- Xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức: Là dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để phân tích, nhận định và xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, tổ chức.

- Xếp hạng tín nhiệm đối với công cụ nợ: Là dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để phân tích, nhận định và xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của chủ thể phát hành đối với công cụ nợ tại thời điểm xếp hạng.

2.2. Nguyên tắc hoạt động xếp hạng tín nhiệm

Hoạt động xếp hạng tín nhiệm phải dựa trên các nguyên tắc theo quy định của pháp luật như sau:

(1) Độc lập và khách quan: Các công ty kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm phải hoạt động độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thế lực nào. Điều này đảm bảo rằng xếp hạng tín nhiệm được thực hiện một cách khách quan và có tính đáng tin cậy cao

(2) Trung thực: Các công ty xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo tính trung thực trong việc thu thập và đánh giá thông tin để đưa ra xếp hạng. Họ cần phải xác định mức độ rủi ro một cách chính xác và công bằng, không được ảnh hưởng bởi bất kỳ lợi ích cá nhân hay vấn đề chính trị nào.

(3) Minh bạch: Công ty xếp hạng tín nhiệm phải công khai thông tin về phương pháp đánh giá và các tiêu chí được sử dụng để xếp hạng. Họ cần phải giải thích rõ ràng về các yếu tố và tiêu chí được sử dụng để đưa ra xếp hạng và công khai kết quả xếp hạng của các tổ chức hoặc cá nhân đã được xếp hạng.

(4) Tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP và các điều khoản quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm khi thực hiện xếp hạng tín nhiệm: Đảm bảo tính hợp pháp và có trách nhiệm của các công ty xếp hạng tín nhiệm trong việc đưa ra xếp hạng

2.3. Các hành vi nghiêm cấm trong kinh doanh xếp hạng tín nhiệm

- Tổ chức kinh doanh xếp hạng tín nhiệm không được thực hiện các hành vi quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2014/NĐ-CP, bao gồm các hành vi sau:

+ Sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

+ Sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

+ Cho thuê, hoặc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

+ Cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP.

+ Đòi hỏi hoặc nhận tiền hoặc nhận bất kỳ lợi ích nào từ tổ chức được xếp hạng tín nhiệm ngoài khoản chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đã được thỏa thuận trong hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đã ký kết.

+ Sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm và kết quả phát hành công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm để làm căn cứ xác định chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

+ Thông đồng, móc nối với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm làm ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm.

+ Làm sai lệch kết quả xếp hạng tín nhiệm.

+ Công bố thông tin về kết quả xếp hạng tín nhiệm khi không có hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.

+ Chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trong các trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.

- Tổ chức được xếp hạng tín nhiệm không được thực hiện các hành vi sau:

+ Cản trở chuyên viên phân tích thực hiện hoạt động xếp hạng tín nhiệm;

+ Cung cấp sai lệch, không trung thực thông tin, tài liệu liên quan đến việc xếp hạng tín nhiệm;

+ Đe dọa, mua chuộc, hối lộ, thông đồng với chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm hoặc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để làm sai lệch kết quả xếp hạng tín nhiệm.

3. Loại hình doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

 

Loại hình doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

 

- Các loại hình doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP:

- Việc đặt tên của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì không được phép sử dụng cụm từ “xếp hạng tín nhiệm” hoặc các cụm từ khác có nội hàm như “xếp hạng tín nhiệm” trong tên gọi.

4. Điều kiện về cổ động và vốn pháp định của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

4.1. Cổ đông hoặc thành viên góp vốn của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

- Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm khác.

4.2. Vốn pháp định

Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm là loại hình kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định, căn cứ Điều 11 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm đối với hoạt động xếp hạng tín nhiệm là mười lăm (15) tỷ đồng. 

Mức vốn pháp định này chưa bao gồm mức vốn pháp định của các lĩnh vực kinh doanh khác mà doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

5. Vai trò của dịch vụ xếp hạng tín nhiệm

Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và các hoạt động tài chính, bao gồm cả vay và cho vay tiền, phát hành trái phiếu, bảo hiểm, và các hoạt động khác liên quan đến tài chính. Cụ thể, vai trò của dịch vụ xếp hạng tín nhiệm bao gồm:

+ Đánh giá tính đáng tin cậy và khả năng thanh toán của các tổ chức hay cá nhân: Các công ty xếp hạng tín nhiệm đưa ra xếp hạng dựa trên các yếu tố như lịch sử thanh toán nợ, số lượng và loại nợ hiện tại, tài sản và thu nhập để đánh giá khả năng trả nợ và tính đáng tin cậy của một tổ chức hay cá nhân.

+ Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và người cho vay: Xếp hạng tín nhiệm giúp các nhà đầu tư và người cho vay hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro của việc đầu tư vào một tổ chức hay cá nhân cụ thể. Thông tin này giúp các nhà đầu tư và người cho vay đưa ra quyết định về việc đầu tư hoặc cho vay tiền.

+ Quản lý rủi ro của các tổ chức tín dụng và ngân hàng: Xếp hạng tín nhiệm giúp các tổ chức tín dụng và ngân hàng hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro khi cho vay tiền và xác định mức độ an toàn của khoản vay.

+ Tăng tính minh bạch và tin cậy trong hoạt động tài chính: Xếp hạng tín nhiệm đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của các hoạt động tài chính, giúp người dùng hoạt động trong môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng hơn.

Vì vậy, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm là rất quan trọng đối với hoạt động tài chính và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính.

Hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến kinh doanh xếp hạng tín nhiệm hoặc các vấn đề pháp lý khác để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng. Luật Ánh Ngọc rất mong khi nhận được sự phản hồi của Qúy khách. Xin cảm ơn!


Bài viết khác