Xử phạt hành chính hành vi đánh người: Phạt tiền bao nhiêu?


Xử phạt hành chính hành vi đánh người: Phạt tiền bao nhiêu?

Hành vi đánh người là hành vi mà pháp luật cấm. Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đối với một vài trường hợp sẽ bị phạt hành chính đánh nhau với mức phạt tiền lên đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đánh người. Vậy cụ thể mức xử phạt hành chính hành vi đánh người như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết.

1. Hiểu thế nào về hành vi đánh người?

Hành vi đánh người (đánh nhau) là một tình huống khi ít nhất hai đối tượng hoặc nhiều đối tượng tham gia vào xung đột với nhau và dẫn đến việc sử dụng bạo lực hoặc lực lượng để giải quyết mâu thuẫn thay vì sử dụng cách thương lượng hoặc hòa giải. Hành động này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như xung đột quan điểm, xung đột lợi ích, hoặc có thể bất ngờ bùng phát trong tình huống căng thẳng.

Hành vi đánh nhau có thể đặc trưng bởi việc sử dụng áp lực về thể chất hoặc lực lượng để gây thương tích hoặc làm hại cho người khác. Hành vi này thường được coi là vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến các hậu quả xấu, bao gồm chịu xử phạt hành chính hành vi đánh người và chịu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm bài viết: Chuẩn bị hung khí đánh nhau nhưng chưa thực hiện có bị xử lý hình sự?

2. Phạt hành chính theo Nghị định 144 về hành vi đánh nhau

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và (điểm b khoản 3, điểm b khoản 4, điểm a khoản 5) Điều 7 khoản Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu hành vi đánh người khác mà chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự do không đủ dấu hiệu để khởi tố vụ án hình sự thì trong trường hợp tỷ lệ thương tật đó dưới 11% thì cá nhân thực hiện hành vi đánh người sẽ bị xử phạt hành chính hành vi đánh người với mức tiền phạt như sau: 

Đối tượng  
Cá nhân
Hành vi Mức tiền phạt Hình phạt bổ sung Biện pháp khắc phục hậu quả
  • Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe người khác;
  • Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
2.000.000 - 3.000.000    
  • Các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ (hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương) mang theo bên trong người hoặc tàng trữ, cất giấu; 
  • Đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích cố ý gây thương tích cho người khác
3.000.000 - 5.000.000 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm  
  • Cố ý gây thương tích; 
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
5.000.000 - 8.000.000 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm
Tổ chức Tổ chức mà có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Ngoài mức phạt nêu trên, người vi phạm còn có thể phải công khai xin lỗi và chi trả toàn bộ chi phí khám và chữa bệnh cho nạn nhân

Khi đánh nhau, theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu nạn nhân yêu cầu, người gây ra hành vi đánh nhau bị buộc phải công khai xin lỗi. Điều này là một biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi đánh nhau. Ngoài việc xin lỗi công khai, người gây ra hành vi đánh nhau cũng bị buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh và chữa bệnh cho nạn nhân trong trường hợp nạn nhân yêu cầu, đặc biệt đối với các hành vi xác định tại các khoản quy định.

Xem thêm bài viết: Ngăn chặn hành vi bạo lực và quy định pháp luật về xử lý hành vi thuê người đánh nhau

Xử phạt theo Nghị định 144 về hành vi đánh nhau
Ảnh minh họa

3. Giải đáp thắc mắc liên quan 

3.1. Phạt hành chính đánh nhau được cơ quan thẩm quyền nào tiếp nhận?

Trên thực tế, khi có sự việc với hành vi đánh nhau xảy ra thì người bị hại sẽ tìm đến cơ quan có thẩm quyền gần nhất tại nơi xảy ra vụ việc để trình báo vụ việc cố ý gây thương tích. Dẫn đến cơ quan thẩm quyền có thể tiếp nhận và có thẩm quyền xử phạt hành chính đánh nhau thường là:

  • Chủ tịch UBND các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh);
  • Chiến sĩ công an nhân dân, trưởng công an (các cấp, phòng,...);
  • Ngoài ra còn đồn trưởng biên phòng, đồn trưởng đặc nhiệm,....

Như vậy việc phạt hành chính đánh nhau sẽ được cơ quan có thẩm quyền gần nhất tại nơi xảy ra vụ việc tiếp nhận và xử phạt. 

3.2. Có phải bồi thường thiệt hại ngoài xử phạt hành chính hành vi đánh người không?

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính hành vi đánh người, cá nhân mà có hành vi đánh người khác sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của người bị hại. Và khi đó, người bị hại sẽ được bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Chi tiết bao gồm: 

  • Tiền bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
    • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
    • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
    • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
    • Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần:
    • Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3.3. Với tỷ lệ thương tật trên 12% bởi hành vi đánh người khác thì bị xử phạt như thế nào? Phạt tiền hay phạt tù? 

Với hành vi đánh người khác dẫn đến hậu quả người bị hại bị tổn thương với tỷ lệ thương tật trên 12% thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Áp dụng Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), khung hình phạt từ phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

3.4. Hành vi đánh ghen người khác thì bị xử phạt như thế nào?

Trong khoản thời gian vừa qua, trên các nền tảng mạng xã hội (facebook, tiktok,..) đăng tải rất nhiều thông tin, video clip “đánh ghen” khiến dân tình “náo loạn” như vụ “cô gái bị đánh, lột áo giữa quán cà phê”, “chặn xe ôtô giữa phố đánh ghen”, “đâm rách mặt người thứ ba vì ghen tuông”,...

Dẫn đến, với những hành vi đánh ghen trên thì người thực hiện hành vi đánh ghen có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (khung hình phạt tù từ 6 tháng đến phạt tù chung thân) về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, khi có hành vi tác động trái phép đến thân thể người khác (như đánh, đập, đâm,...) mà gây thương tích cho họ với tỷ lệ thương tích từ 11% - 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc trường hợp luật quy định.

Ngoài ra, với những hành vi đánh ghen trên thì người thực hiện hành vi đánh ghen còn có thể bị xử phạt hành chính hành vi đánh người (mức tiền phạt từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng) về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, khi có hành vi tác động trái phép đến thân thể người khác (như đánh, đập, đâm,...) mà gây thương tích cho họ với tỷ lệ thương tích là 0% - 11% (không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

Qua đó, có thể với hành vi đánh ghen người khác tùy tỷ lệ thương tích do hành vi đánh ghe gây ra thì người thực hiện hành vi đánh ghen sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc sẽ bị phạt hành chính đánh nhau.

Trên đây là phân tích của Luật Ánh Ngọc về "Xử phạt hành chính hành vi đánh người: Phạt tiền bao nhiêu?" Quý khách hàng cần tư vấn hay hỗ trợ hãy liên hệ Luật Ánh Ngọc nhé!

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.