Luật Ánh Ngọc

Xử phạt khai thác cát trái phép trên sông như thế nào?

Thủ tục hành chính | 2024-02-26 08:48:24

1. Xử phạt khai thác cát trái phép bằng biện pháp hành chính

 

Xử phạt khai thác cát trái phép bằng biện pháp hành chính

Căn cứ Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP), mọi tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép đều bị xử phạt hành chính nếu không đủ dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ vào từng hoạt động khai thác cát mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính về hành vi khai thác cát trái phép theo những mức độ khác nhau.

1.1. Xử phạt khai thác cát trái phép đối với tổ chức, cá nhân

Ngoài ra, đối với các trường hợp khai thác cát vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác theo bề mặt hoặc vướt quá độ sâu cho phép, các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp đã thu được trong quá trình khai thác cát trái phép.

1.2. Xử phạt khai thác cát trái phép đối với hộ kinh doanh

Ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt là phạt tiền, hộ kinh doanh còn có thể bị buộc thực hiện các biện pháp cải tạo công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng do hành vi khai thác cát vượt quá công suất gây ra và buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có vi phạm về công suất khai thác cát.

1.3. Xử phạt khai thác cát trái phép đối với các tổ chức, cá nhân khai thác cát không có giấy phép kinh doanh khoáng sản

Giấy phép khoáng sản là giấy tờ chứng thực và là điều kiện bắt buộc để các cá nhân, tổ chức có mong muốn thực hiện hoạt động khai thác cát phải đáp ứng trước khi tiến hành khai thác. Dó, đó trong trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khai thác cát mà không có Giấy này thì bị xử phạt như sau:

Ngoài việc bị phạt tiền, các tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép còn có thể bị tịch thu toàn bộ cát trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu thán, tiêu hủy và tịch thu phương tiện sử dụng để khai thác cát trái phép. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân đó buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

2. Khai thác cát trái phép là gì

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản, hành vi khai thác cát là hoạt động thu hồi cát, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khai thác khác. Hiện nay, có một số phương thức khai thác cát phổ biến như sau:

Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào là khai thác cát trái phép. Tuy nhiên, từ quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, ta có thể suy ra hoạt động khai thác cát trái phép là hoạt động thu hồi cát một cách trái pháp luật của các tổ chức, cá nhân không được kinh doanh khai thác khoảng sản hoặc khai thác không đúng khu vực.

Căn cứ theo Điều 51 Luật Khoáng sản, có hai đối tượng chính được phép khai thác khoáng sản trong đó có cát, bao gồm:

Như vậy, hành vi khai thác cát trái phép là hành vi khai thác cát không có giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác cát vi phạm quy định về bảo đảm lưu thông dòng chảy, phòng chống sạt lở bờ, bãi và mang một số đặc điểm sau:

Do lợi nhuận kinh tế của hoạt động khai thác cát mang lại tương đối lớn, nhiều đối tượng khai thác cát bất chấp mọi hậu quả do hành vi xâm phạm của mình gây ra cho môi trường, cho người dân xung quanh:

Hành vi khai thác cát trái phép đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến dòng chảy, đến môi trường, an toàn giao thông đường thủy mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, cuộc sống của người dân hai bên bờ sông, ảnh hưởng đến việc đi lại bình thường của các tàu thuyền đi lại trên sông. Những chiếc tàu cát hoạt động hết công suất, thả vòi đục khoét lòng sông khiến dòng chảy sông bị biến dạng. Thậm trí, tại một số nơi, hành vi khai thác cát trái phép tràn lan dẫn đến số lượng cát ở ven sông bị thiếu hụt, gây sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích đất của người dân dọc bờ sông bị sạt lở, trôi theo dòng nước dẫn đến việc người dân bị mất đất canh tác, gây bức xúc trong dư luận.

Ngoài ra, xuất phát từ việc cát được khai thác cát trái phép, không có sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến xảy ra tranh chấp giữa những người khai thác cát trái phép với nhau. Đây cũng là điều kiện thuận lợi phát sinh các hoạt động kinh doanh bến bãi, các hoạt động bảo kê, tranh giành địa bàn, cố ý gây thương tích, gây rối trật trự công cộng,…. Những hoạt động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự của người dân sinh sống xung quanh nơi khai thác cát trái phép cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường và sự phát triển kinh tế của xã hội.

Mọi người cũng xem: Thăm dò khoáng sản là gì? Trình tự cấp giấy phép thăm dò khoáng sản

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, tổ chức khai thác cát trái phép

Trường hợp tổ chức là pháp nhân, cá nhân thực hiện hành vi khai thác cát mà không có giấy phép khai thác khoáng sản hoặc có giấy phép nhưng không khai thác đúng với nội dung của giấy phép đã bị xử phạt hành chính hoặc thu lời bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc trữ lượng cát khai thác trái phép có trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên,… thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên theo Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Đối với hành vi phạm tội của cá nhân và pháp nhân thương mại, pháp luật đặt ra các hình phạt khác nhau. Đối với cá nhân, hình phạt nặng nhất của hành vi khai thác cát trái phép là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù, trong khi đó, pháp nhân khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền tối đa 7.000.000.000 đồng. Cụ thể như sau:

3.1.  Xử phạt khai thác cát trái phép đối với cá nhân phạm tội

 

Xử phạt khai thác cát trái phép đối với cá nhân phạm tội

Ngoài ra, cá nhân phạm tội khai thác cát trái phép còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

3.2. Xử phạt khai thác cát trái phép đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác phạm tội

 

Xử phạt khai thác cát trái phép đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác phạm tội

Ngoài ra, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Có thể bạn quan tâm: Xử phạt khai thác khoáng sản trái phép theo quy định pháp luật

Như vậy, có thể thấy, mặc dù hành vi khai thác trái phép có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho con người và môi trường nhưng mức xử phạt khai thác cát trái phép chỉ thuộc tội phạm nghiêm trọng, điều đó dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép đang còn phổ biến và càng biến tướng. Do đó, trong thời gian tới, cần đề nghị nâng mức xử phạt khai thác cát trái phép để tăng sức răn đe đối với người vi phạm.


Bài viết khác