Luật Ánh Ngọc

Ví dụ về thực hiện pháp luật

Thông tin hữu ích | 2024-11-12 14:33:09

1. Ví dụ về thực hiện pháp luật

Hiện nay, các văn bản pháp luật không có quy định định nghĩa về thuật ngữ “thực hiện pháp luật”. Hiểu một cách đơn giản, thực hiện pháp luật là việc một chủ thể làm theo các quy định pháp luật. 

Hiểu theo cách cụ thể và chính thống hơn, thực hiện pháp luật là hành vi của một chủ thể (bao gồm hành động hoặc không hành động) tiến hành, phù hợp với những quy định và yêu cầu của pháp luật. Có nghĩa là, những hành vi ấy không trái pháp luật và không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật quy định.

Dưới đây là một số ví dụ về thực hiện pháp luật. 

Ví dụ 1: Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Theo quy định này, cá nhân, tổ chức không thực hiện các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của cá nhân khác như: gây thương tích, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, … thì được coi là thực hiện pháp luật. 

Ví dụ 2: Tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định một trong những điều kiện của nam, nữ khi kết hôn như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”.

Theo đó, việc nam đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn được gọi là thực hiện pháp luật. 

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

04 hình thức thực hiện pháp luật

 

Pháp luật là sự tổng hợp các quy tắc xử sự chung do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các quy định pháp luật được phân thành nhiều loại khác nhau như: quy định cho phép, quy định cấm, quy định về chế tài, … 

Vì vậy, việc thực hiện pháp luật cũng được phân loại thành 04 loại cơ bản là tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. 

Cụ thể như sau: 

2.1. Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật theo cách thụ động. Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không vi phạm các quy định cấm của pháp luật. Ví dụ:  

2.2. Sử dụng pháp luật

Đây là hình thức thực hiện pháp luật mà các chủ thể trong xã hội có thể tự do sử dụng, thực hiện các quyền mà luật pháp cho phép. Tức là, các chủ thể có thể sử dụng hoặc không sử dụng các quyền này. 

Ví dụ: 

2.3. Thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.

Ví dụ: 

2.4. Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện khá đặc biệt vì được thể hiện thông qua cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 

Cụ thể, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật; hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. 

Ví dụ: 

Xem thêm: Tại đây

3. Các dấu hiệu cốt lõi về thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật có 05 dấu hiệu cốt lõi như sau: 

Thực hiện pháp luật bằng hành vi: Hành vi là sự thể ý chí của con người ra bên ngoài. Hay nói cách khác, hành vi được hình thành trên cơ sở nhận thức và được biểu hiện bằng hành động thực tế. Việc thực hiện pháp luật phải được thể hiện bằng hành vi để có cơ sở gắn với trách nhiệm pháp lý của chủ thể.

Ví dụ: Không thể truy cứu trách nhiệm pháp luật đối với người có suy nghĩ giết người. Chỉ khi cá nhân đó thực hiện hành vi cụ thể nhằm mục đích giết người mới có thể truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với từng hành vi đó (nếu hành vi đó vi phạm pháp luật). 

Thực hiện pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu theo pháp luật quy định: Thực hiện pháp luật là thực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp dành cho chủ thể. Thực hiện pháp luật trên từng lĩnh vực đời sống là khác nhau. Pháp luật cần có yêu cầu cụ thể cho từng lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, an toàn giao thông, hộ tịch, hình sự, …

Ví dụ: Nam, nữ đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền được xác định là thực hiện pháp luật. Việc đăng ký kết hôn mà không đáp ứng một trong những điều kiện tại điều luật này thì không được coi là thực hiện pháp luật. 

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích cụ thể: Mục đích thực hiện pháp luật là phạm trù mang tính cơ quan và tùy thuộc từng lĩnh vực, hình thức thực hiện pháp luật khác nhau. Mục đích thực hiện pháp luật là không giống nhau. Để đảm bảo thực hiện pháp luật có tác dụng lâu dài thì mục đích phải rõ ràng, cụ thể.

Ví dụ: Không uống rượu bia khi tham gia giao thông là thực hiện pháp luật. Điều này nhằm mục đích đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người tham gia giao thông và những người khác. Vì việc uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ khiến chủ thể không thể làm chủ được hành vi của mình, không làm chủ tay lái và có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. 

Thực hiện pháp luật thông qua quan hệ pháp luật: Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật. Cùng với đó, quan hệ pháp luật tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện pháp luật được hoạt động.

Ví dụ: Việc thực hiện pháp luật chỉ được thực hiện thông quá các quan hệ dân sự, hình sự, hành chính, … được pháp luật quy định. Đối với các lĩnh vực như: tình yêu, đạo đức xã hội, … thì việc tuân theo các chuẩn mực đó (ví dụ như chung thuỷ trong tình yêu, từ thiện, giúp đỡ người nghèo khó, …) sẽ không được coi là thực hiện pháp luật. 

Thực hiện pháp luật được đảm bảo bằng các chính sách của Nhà nước: Pháp luật là sản phẩm do Nhà nước tạo nên. Trong hoạt động xã hội, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân lao động. Do đó, việc pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh là yêu cầu khách quan đặt ra từ chính thực tế xã hội, từ sự mong muốn của Nhà nước cũng như nguyện vọng chung của hầu hết nhân dân lao động.

Ví dụ: Việc quy định mọi công dân có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm là chính sách của Nhà nước để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế trong nước. 

4. Thực hiện pháp luật có ý nghĩa gì?

Định hướng phát triển của đất nước ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền. Do đó, pháp luật là công cụ quan trọng bậc nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Chính vì vậy, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc phát triển của đất nước ta. 

Thực hiện pháp luật là việc rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Pháp luật là bộ máy hoạt động của một nền dân chủ, chính thống. Nó quy định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội, đồng thời cũng tạo ra bảo vệ cho tất cả mọi người khỏi bạo lực và bất công. Việc thực hiện pháp luật đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho mọi người, không phân biệt giàu nghèo, trí thức hay lao động.

Ngoài ra, việc tuân thủ pháp luật cũng giúp duy trì trật tự xã hội. Khi mọi người tuân thủ quy định của pháp luật, càng tạo ra một môi trường an toàn, ổn định cho cả xã hội. Điều này giúp con người có sự yên bình, phấn đấu và phát triển sáng tạo hơn.

Thực hiện pháp luật cũng thể hiện tôn trọng với quyền lợi và sự tự do của mọi người. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, họ không chỉ bảo vệ được bản thân mình mà còn tôn trọng quyền lợi của người khác. Việc này làm cho xã hội trở nên đoàn kết, hòa thuận hơn.

Có thể thấy, việc thực hiện pháp luật là yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và phát triển. Qua đó, mọi người cần nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của pháp luật trong cuộc sống hàng ngày để có thể sống hòa bình và tiến bộ. Đó chính là cách giúp cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển bền vững hơn.

Như vậy, Luật Ánh Ngọc đã gửi tới bạn đọc những nội dung cơ bản về thực hiện pháp luật và ví dụ thực hiện pháp luật cho từng trường hợp cụ thể. Nếu có vướng mắc, vui lòng liên hệ tới Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ kịp thời. 


Bài viết khác