Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu


Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác là một tội danh được quy định trong bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu hiện nay đang diễn ra rất phổ biến với nhiều thủ đoạn tinh vi. Hình phạt nào cho hành vi này?

1. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là được xác định là tội phạm theo Bộ Luật Hình sự 2015, tức đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS. 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định là hành vi dùng thủ đoạn gian dối khiến người khác tin và giao tài sản, từ đó chiếm đoạt một cách bất hợp pháp tài sản của người khác. Ví dụ: A nói với B rằng nếu đưa A 100 triệu để đầu tư vào công ty C, B sẽ nhận về số tiền là 150 triệu cả gốc lẫn tiền lời. Vì tin lời A, B đã đưa cho A 100 triệu, sau đó B không còn liên lạc được với A nữa. Trên thực tế không có khoản đầu tư nào cả, công ty C không tồn tại và A đã dùng lời nói, các giấy tờ giả liên quan đến công ty C để lừa B. Hành vi của A là gian dối, khiến B lần tưởng và tin vào A, tự nguyện chuyển giao tài sản cho A.

Hiện nay, lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi và trên nhiều nền tàng, đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Các công việc onl xem youtube, đặt đơn hàng với lời hứa chuyển tiền đi sẽ được nhận hoa hồng về, hay việc giả mạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu chuyển tiền,... đang diễn ra rất phổ biến với mức tài sản bị chiếm đoạt lớn, thậm chí có vụ lên đến hàng trăm triệu đồng, đang là vấn đề rất nhức nhối cần được giải quyết.

Về cấu thành tội phạm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu:

  • Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, tức là phải có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi
  • Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, mức tài sản bị xâm phạm trên 100 triệu
  • Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
  • Khách quan: có hành vi gian dối, tài sản chiếm đoạt được từ 100 triệu trở lên

Như vậy, điều kiện cần và đủ cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu là sự gian dối khiến bị hại tin tưởng và tài sản chiếm đoạt trên 100 triệu đồng. Vậy, mức phạt nào đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu?

2. Hình phạt đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu

 

Hình phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu
Hình phạt 

Căn cứ theo Điều 174 BLHS 2015, có ba khung hình phạt đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu. Ba khung hình phạt này được đặt ra dựa trên tính chất, mức độ của hành vi và tài sản bị chiếm đoạt. Giả sử tình huống A lừa đảo chiếm đoạt tài sản của B.

Nếu A chiếm đoạt tài sản của B từ 100 triệu đến dưới 200 triệu thì A sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Nếu tài sản mà A chiếm đoạt lại từ 200 triệu đến dưới 500 triệu thì A có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Nếu số tài sản chiếm đoạt là từ 500 triệu trở lên, A có thể bị phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân.

Trên đây là ba khung hình phạt chính. Các hình phạt được bổ sung: A còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Như vậy, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu thì tuỳ vào hành vi thực tế, số lượng bị hại, tổng số tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt mà tội phạm đó sẽ được xác định là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ có những vụ lừa đảo lớn qua mạng, số bị hại lên đến hàng trăm người, tổng tài sản lừa đảo lên đến hàng tỷ đồng thì đây là tội đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

3. Hỗ trợ pháp lý cho bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu

Thông thường, đối với những vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu, thường sẽ có những thủ đoạn, hành vi xảo quyệt, tinh vi, thậm chí nhiều vụ việc khó xác định được người lừa đảo (như lừa đảo qua mạng xã hội,...). Do đó, bị hại trong vụ án lừa đảo thường sẽ khó để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc không đảm bảo được tối ưu các quyền lợi của bản thân.

Dịch vụ hỗ trợ pháp lý là giải pháp tốt cho các bị hại trong tình huống này, vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức, vừa giúp tiết kiệm chi phí cho bị hại.

Luật Ánh Ngọc cung cấp dịch vụ pháp lý hỗ trợ cho bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bao gồm:

  • Tư vấn cho bị hại;
  • Đại diện trong tố tụng cho bị hại nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
  • Đại diện làm việc với các bên trong tố tụng.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 triệu. Nếu có thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.