1. Nhãn hàng hóa là gì?
"Nhãn hàng hóa" là nơi chứa đựng các nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa được dán, in, đính, đúc, chạm hoặc khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
- Nhãn hàng hóa được thể hiện bằng một trong những hình thức sau:
- Bản viết
- Bản in
- Bản vẽ
- Bản chụp của chữ
- Hình vẽ
- Hình ảnh
- Nhãn hàng hóa là căn cứ để nhận biết, lựa chọn, sử dụng và tiêu thụ hàng hóa, cung cấp thông tin, quảng bá hoặc để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
- Nhãn hàng hóa bao gồm:
- Nhãn gốc: là nhãn hàng hóa thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa
- Nhãn phụ là nhãn được dịch ra từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt.
2. Các hình thức thể hiện "thông tin trên nhãn hàng hóa"
Theo pháp luật hiện hành, có hai cách thể hiện thông tin trên nhãn hàng hóa:
- Nhãn hàng hóa được gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương hiệu
- Nhãn hàng hóa được ghi bằng phương thức điện tử như mã số mã vạch, mã QR code,…
Căn cứ theo quy định pháp luật về một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử, chỉ áp dụng ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử đối với một một số loại hàng hóa nhất định, cụ thể:
Ngoài những hàng hóa trên, còn có một số loại hàng hóa khác mà thông tin trên nhãn hàng hóa có thể được thể hiện bằng phương thức điện tử:
- Sản phẩm nhựa, cao su (thành phần, thông số kỹ thuật)
- Giấy, bìa, cacton (tháng sản xuất, thông số kỹ thuật)
- Đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập, văn phòng phẩm; Ấn phẩm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật, tôn giáo; Nhạc cụ (thông số kỹ thuật)
- Bạc (thành phần định lượng)
- Đá quý (thông số kỹ thuật)
- Thiết bị bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, điện, điện tử, sản phẩm công nghệ được tân trang, làm mới (năm sản xuất, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản)
- Vật liệu xây dựng và trang trí (thông số kỹ thuật, tháng sản xuất, hướng dẫn sử dụng)
- Kính mắt, đồng hồ (thành phần, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng),…
3. Thông tin trên nhãn hàng hóa gồm những nội dung gì
Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa mà pháp luật quy định thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa khác nhau. Cụ thể như sau:
3.1. Đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam
Đối với nội dung bắt buộc khác, đây là nội dung được quy định đối với một số loại nhãn hàng hóa là thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm,...., bao gồm:
3.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, nhãn của hàng hóa xuất khẩu
- Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, thông tin trên nhãn hàng hóa được thể hiện tùy thuộc vào quy định của từng nước nơi nhập khẩu. Tuy nhiên, cần lưu ý hai thông tin quan trọng sau trong quá trình ghi thông tin trên nhãn hàng hóa, như sau:
- Thông tin về xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo chính xác, trung thực, tuân thủ pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Không được chứa đựng nội dung, hình ảnh về tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao,…
Có thể bạn quan tâm: Xuất khẩu, nhập khẩu LPG theo quy định pháp luật mới nhất năm 2023
4. Một số câu hỏi thường gặp, lưu ý khi ghi thông tin trên nhãn hàng hóa
4.1. Có phải mọi loại hàng hóa đều cần ghi đầy đủ thông tin trên nhãn hàng hóa theo quy định?
Không phải mọi trường hợp, nhãn hàng hóa đều bắt buộc bao gồm các nội dung thông tin trên. Dưới đây là các loại hàng hóa không thuộc trường hợp quy định bắt buộc các thông tin trên nhãn hàng hóa:
Mọi người cũng xem: Yêu cầu để được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam
4.2. Nếu không xác định được xuất xứ thì ghi như thế nào trên nhãn hàng hóa?
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa, thể hiện bằng một trong các cụm từ sau hoặc kết hợp các cụm từ kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa:
- “lắp ráp tại”
- “đóng chai tại”
- “phối trộn tại”
- “hoàn tất tại”
- “đóng gói tại”
- “dán nhãn tại”
4.3. Có lưu ý gì đặc biệt đối với thông tin trên nhãn hàng hóa là trang thiết bị y tế không
Có. Đó là đối với thông tin về tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về hàng hóa phải bao gồm:
- Tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế
- Tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành.
Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.
4.4. Có lưu ý gì khi ghi thông tin “Thành phần, thành phần định lượng trên nhãn hàng hóa" không?
Đối với một số loại hàng hóa nhất định, tổ chức, cá nhân khi ghi thông tin trên nhãn hàng hóa cần lưu ý đối với hai loại mặt hàng sau:
Có thể bạn quan tâm: Làm giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm thế nào?
Trên đây là toàn bộ “Quy định về thông tin trên nhãn hàng hóa theo pháp luật hiện hành”. Nếu độc giả còn gặp bất kì khó khăn trong quá trình ghi thông tin trên nhãn hàng hóa hoặc các vấn đề khác, xin vui lòng liên hệ Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ.