1. Hợp đồng đào tạo nghề là gì?
Khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
"Điều 39. Hợp đồng đào tạo
1. Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp."
Như vậy, hợp đồng đào tạo nghề được hiểu là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với người lao động, hợp đồng đào tạo nghề cung cấp cho họ cơ hội được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng để có thể phát triển sự nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc.
Trong hợp đồng này, các điều khoản về thời gian, nội dung, phương thức đào tạo, chế độ hỗ trợ chi phí đào tạo, quyền và nghĩa vụ của người lao động và bên đào tạo sẽ được quy định rõ ràng. Đồng thời, các quy định pháp luật liên quan đến lao động và đào tạo cũng được áp dụng đầy đủ trong hợp đồng này.
2. Quy định về hợp đồng đào tạo nghề
2.1. Hợp đồng đào tạo nghề có thời hạn bao lâu?
Thời gian đào tạo nghề là điều khoản do hai bên thỏa thuận, thời gian đào tạo hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên. Hiện nay pháp luật không giới hạn thời gian đào tạo trong hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động.
2.2. Hợp đồng đào tạo nghề có phải đóng bảo hiểm
Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Xét theo quy định trên thì chỉ hợp đồng lao động mới phải đóng bảo hiểm xã hội, còn hợp đồng đào tạo nghề thì không cần đóng bảo hiểm xã hội.
2.3. Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành mấy bản
Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản do người học giữ 01 bản và doanh nghiệp đào tạo giữ 01 bản.
2.4. Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề
Sau khi người lao động được đào tạo phải làm việc cho người đào tạo lao động theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng đào tạo. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người lao động sau đó tự ý bỏ việc, khiến cho các doanh nghiệp thiếu hụt nhân sự và thiệt hại chi phí đào tạo.
Trong trường hợp này, người lao động có thể phải bồi hoàn chi phí học nghề cho doanh nghiệp.
2.5. Bồi thường hợp đồng đào tạo nghề
Việc bồi thường sẽ thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường hợp đồng đào tạo nghề thì người lao động sẽ không phải bồi thường phí này.
Tuy nhiên, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động không quy định về trách nhiệm bồi thường thì sẽ thực hiện theo:
Trường hợp 1: Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp
Bộ luật Lao động 2019 không quy định về trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo trong trường hợp người lao động thực hiện hợp pháp việc chấm dứt hợp đồng lao đồng.Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp 2014 lại quy định người tham gia đào tạo do doanh nghiệp trao học bổng với điều kiện phải làm việc cho doanh nghiệp theo thời gian quy định; nếu không thực hiện đúng hợp đồng thì phải bồi thường chi phí đào tạo.
Như vậy, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.
Trường hợp 2: Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ:
- Không được trợ cấp thôi việc
- Bù một khoản tiền là nửa tháng lương và những ngày không báo trước tương ứng
- Hoàn lại toàn bộ chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động
- Bồi thường thêm chi phí đào tạo khác cho người đào tạo lao động
3. Hợp đồng đào tạo nghề phải có những nội dung gì?
3.1. Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề trong các trường hợp thông thường
Trong những trường hợp thông thường, hợp đồng đào tạo nghề phải bao gồm các nội dung chủ yếu:
- Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được
- Địa điểm đào tạo
- Thời gian hoàn thành khóa học
- Mức học phí và phương thức thanh toán học phí
- Trách nhiệm của các bên
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng
- Thanh lý hợp đồng
- Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội
3.2. Nội dung của hợp đồng dạy nghề/hợp đồng học nghề để tuyển người cho doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo nghề ngoài những nội dung nêu trên còn có các nội dung sau:
- Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp
- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong
- Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo
Trong trường hợp này người học nghề vừa là người học nghề, vừa là người lao động tạo ra sản phẩm, mang lại doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, hao phí sức lao động mà người học nghề phải tiêu tốn để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp phải được bù đắp. Tuy nhiên, hoạt động lao động tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình tích lũy kiến thức nghề nghiệp của người học. Vì vậy, mức lương trả cho người học nghề sẽ do các bên tự thỏa thuận pháp luật không có quy định mức cụ thể.
3.3. Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề để nâng cao trình độ
Đối với trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, Bộ luật Lao động 2019 quy định các bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề và nội dung hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu như sau:
- Nghề đào tạo
- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo
- Chi phí đào tạo
- Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo
- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động
4. So sánh hợp đồng đào tạo nghề và thỏa thuận thực tập
4.1. Thỏa thuận thực tập
- Doanh nghiệp giúp đỡ thực tập sinh thực hành các kiến thức mà không cần họ làm việc cho doanh nghiệp sau khi kết thúc thời gian thực tập như đào tạo nghề.
- Doanh nghiệp có thể nhận thực tập sinh trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng lao động và thực tập sinh thỏa thuận với nhau thông qua việc các bên giao kết thỏa thuận thực tập.
- Về chế độ và quyền lợi của sinh viên thực tập trong thời gian thực tập, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 không có quy định nào về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải trả các quyền lợi cho sinh viên thực tập trong thời gian thực tập.
4.2. Hợp đồng đào tạo nghề
- Người sử dụng lao động có quyền nhận người lao động vào doanh nghiệp để đào tạo nghề tại nơi làm việc. Trong thời gian được đào tạo nghề, người sử dụng lao động và người học nghề phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề với các nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019.
- Như vậy, người sử dụng lao động chỉ có thể nhận người học nghề vào làm việc cho doanh nghiệp dưới hình thức hợp đồng đào tạo nghề chứ không được giao kết dưới hình thức là hợp đồng thực tập vì Bộ luật Lao động 2019 không có quy định nào điều chỉnh về việc giao kết hợp đồng thực tập.
5. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới nhất
Hợp đồng đào tạo nghề
Nội dung hợp đồng
Địa điểm và thời gian đào tạo
Chi phí đào tạo
Cam kết của Bên B
Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Chấm dứt hợp đồng
Điều khoản chung
6. Tải về Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề
Click để xem chi tiết: Tải Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề
Mọi người cũng đọc:
Hợp đồng dịch vụ cộng tác viên kinh doanh
Để được tư vấn cụ thể về hợp đồng bạn ký kết, liên hệ với Luật Ánh Ngọc ngay hôm nay!