1. Hợp đồng mượn tài sản là gì?
Căn cứ theo Điều 494 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận của các bên, theo đó bên cho mượn tài sản giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên mượn để sử dụng một thời gian nhưng không phải trả tiền. Bên mượn phải trả lại nguyên vẹn tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích đã đạt được.
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là những vật không tiêu hao (theo Điều 495 Bộ Luật Dân sự năm 2015).
Các bạn có thể tìm hiểu về vật tiêu hao và vật không tiêu hao thông qua quy định tài Điều 112 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ quyền lợi của bạn: Nắm vững quy định về phạt vi phạm hợp đồng
2. Trường hợp vi phạm hợp đồng mượn tài sản
Vi phạm hợp đồng mượn tài sản là khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng mượn tài sản. Do đó, vi phạm hợp đồng mượn tài sản có thể xảy ra trong hai trường hợp sau:
2.1. Bên mượn tài sản vi phạm hợp đồng mượn tài sản
Căn cứ theo Điều 496 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản, có thể thấy bên mượn tài sản sẽ vi phạm hợp đồng mượn tài sản khi có những hành vi sau:
2.4. Bên cho mượn tài sản vi phạm hợp đồng mượn tài sản
Căn cứ theo Điều 498 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản. Như vậy, bên cho mượn tài sản sẽ vi phạm hợp đồng mượn tài sản khi vi phạm một trong hai trường hợp sau:
3. Truy cứu trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự. Trong các hình thức trách nhiệm dân sự trong hợp đồng mượn tài sản phổ biến là phạt vi phạm hợp đồng; bồi thường thiệt hại hợp đồng. Như vậy khi giao kết hợp đồng mượn tài sản, các bên có thể thoả thuận điều khoản phạt vi phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại để đảm bảo lợi ích của các bên.
3.1. Thoả thuận phạt vi phạm trong hợp đồng mượn tài sản
Theo Điều 418 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về phạt hợp đồng, có thể hiểu đây là trách nhiệm mà các bên giao kết trong hợp đồng nếu có hành vi vi phạm bắt buộc phải có hành động khắc phục hậu quả bằng cách nộp một khoản tiền phạt nhất định cho bên bị vi phạm nghĩa vụ. Bộ Luật Dân sự hiện hành không quy định về mức phạt giới hạn. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạt mà không cần phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, phạt vi phạm trong hợp đồng mượn tài sản chỉ được áp dụng khi các bên có thoả thuận trong hợp đồng. Ngoài ra, để phạt vi phạm hợp đồng còn cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:
Có thể bạn quan tâm: Phạt vi phạm hợp đồng: Thảm họa cho doanh nghiệp và giải pháp
3.2 Thoả thuận bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mượn tài sản
Theo Khoản 3 Điều 418 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định trường hợp các bên có sự thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thoả thuận việc áp dụng cả 2 chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm chỉ chịu phạt vi phạm. Tuy nhiên căn cứ theo quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản và bên cho mượn tài sản thì bồi thường thiệt hại tại Điều 496 và Điều 498 Bộ Luật này thì lại ấn định bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ đương nhiên của các bên khi xảy ra vi phạm. Bởi trách nhiệm Bồi thường thiệt hại với mục đích để bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lại lợi ích vật chất mà bên bị thiệt hại phải chịu.
Vậy có thể cho rằng bồi thường thiệt hại là phương thức truy cứu trách nhiệm với bên vi phạm ngay cả khi không được các bên thoả thuận hay không? Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Luật Ánh Ngọc để nhận tư vấn miễn phí.
Có thể bạn quan tâm: Hành vi vi phạm hợp đồng: Các trường hợp phát sinh phạt và bồi thường
Tuy nhiên, pháp luật cũng có những quy định về những trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hành vi vi phạm như sau:
Trên đây là những tư vấn của Luật Ánh Ngọc về Khi nào thì bị truy cứu trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mượn tài sản? Để soạn thảo hợp đồng mượn tài sản đảm bảo đúng quy định, tối ưu quyền lợi, các bạn hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để nhận tư vấn.