Vi phạm hợp đồng là gì?


Vi phạm hợp đồng là gì?
Một trong những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng là về vi phạm hợp đồng. Vậy vi phạm hợp đồng là gì? Vi phạm phạm hợp đồng là việc một trong hai bên không thực hiện, thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Trong bài viết dưới đây, Luật Ánh Ngọc sẽ trình bày chi tiết về vấn đề này.

1. Vi phạm hợp đồng là gì?

Theo quy định của pháp luật, vi phạm hợp đồng được hiểu là một hoặc cả hai bên tham gia vào hợp đồng không thực hiện hoặc không tuân thủ đúng hoặc đầy đủ những điều khoản và nghĩa vụ mà họ đã thỏa thuận trong hợp đồng, gây nên thiệt hại cho một bên hoặc gây sự mất cân đối trong quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đó.

Tìm hiểu về vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng đã được giao kết hợp pháp

 

2. Tại sao cần tìm hiểu về vi phạm hợp đồng

Thứ nhất, Tìm hiểu về vi phạm hợp đồng giúp bạn nắm vững quyền và nghĩa vụ của cả hai bên tham gia vào hợp đồng. Điều này sẽ giúp bạn tự bảo vệ quyền lợi và đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, bạn sẽ nắm bắt được các tình huống tiềm ẩn có thể dẫn đến tranh chấp hợp đồng hoặc phát hiện nếu có hành vi vi phạm. Điều này cho phép bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giải quyết một cách hiệu quả, tránh rơi vào các hậu quả háp lý nghiêm trọng

Thứ ba, việc nắm vững quy định về vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật sẽ giúp bạn đảm bảo tính công bằng và hợp pháp trong quá trình thực hiện hợp đồng, không chỉ n tuân thủ đúng luật mà còn giúp bạn bảo vệ quyền lợi cá nhân, doanh nghiệp và tài sản của mình khỏi các tình huống mạo danh, lừa đảo hoặc vi phạm từ phía đối tác.

Thứ tư, Việc áp dụng quy định về vi phạm hợp đồng giúp xây dựng một môi trường kinh doanh và giao dịch ổn định, tin cậy, thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Vì vậy, việc tìm hiểu về vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật là điều cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn; và đảm bảo tính công bằng trong giao dịch kinh doanh và hợp đồng cá nhân.

3. Phân loại vi phạm hợp đồng

Luật Ánh Ngọc đề cập 2 dạng vi phạm hợp đồng cơ bản như sau:

3.1. Vi phạm về chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết

  • Không thực hiện hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng đơn phương mà không có lý do chính đáng.

  • Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã nhận các quyền lợi từ hợp đồng.

  • Không tuân thủ đúng và đầy đủ các điều khoản đã quy định trong hợp đồng.

3.2. Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng

  • Giao kết hợp đồng không phù hợp với đối tượng hoặc chủ thể quy định.

  • Giao kết hợp đồng không tuân thủ các hình thức của hợp đồng mà pháp luật đã quy định.

  • Giao kết hợp đồng với đối tượng bị pháp luật đã cấm.

  • Hợp đồng không rõ ràng, minh bạch và không có các nội dung quan trọng cần thiết.

  • Nội dung của hợp đồng được thỏa thuận bởi các bên mà không đảm bảo các nguyên tắc của tự nguyện, sự bình đẳng và tính trung thực.

Ngoài ra, vi phạm hợp đồng còn là hành vi chậm trễ thực hiện nghĩa vụ. Dù bên vi phạm đã có một số động thái chuẩn bị cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng do một số trở ngại khách quan mà họ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình.

4. Cách thức giải quyết vi phạm hợp đồng

Khi phát hiện ra vi phạm hợp đồng, Luật Ánh Ngọc hướng dẫn bạn thực hiện các biện pháp sau để bảo đảm quyền lợi của mình một cách tốt nhất như sau:

  • Xem xét lại hợp đồng: Đầu tiên, hãy cẩn thận xem xét lại hợp đồng để xác định chính xác các điều khoản và nghĩa vụ của cả hai bên cũng như xác minh rõ hành vi vi phạm của bên kia. Đồng thời, kiểm tra lại quy định trong hợp đồng để đảm bảo rằng bạn đã tuân thủ đúng quy định về quyền và nghĩa vụ của mình. 
  • Liên hệ với bên vi phạm: Khi phát hiện có hành vi vi phạm, hãy liên hệ trực tiếp với bên vi phạm hợp đồng để thông báo về tình huống và tìm kiếm biện pháp giải quyết vi phạm tối ưu nhất thông qua thỏa thuận và đàm phán với bên vi phạm, tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có.
  • Thu thập bằng chứng: Bằng chứng này có thể bao gồm hồ sơ, email, hóa đơn, văn bản, hình ảnh, và bất kỳ tài liệu nào liên quan có thể chứng minh việc vi phạm.
  • Tư vấn với luật sư: Hãy nhờ đến luật sư có kinh nghiệm dày dặn để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý sẽ giúp bạn đánh giá được tình huống, xác định quyền của bạn, và đề xuất các biện pháp pháp lý cụ thể như thương lượng hay phải khởi kiện để giải quyết vụ việc dễ dàng hơn.
  • Chấm dứt hợp đồng hoặc tạm dừng thực hiện hợp đồng: Trong trường hợp bạn bị bên vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nếu không thể đàm phán với bên gây ra thiệt hại, bạn có thể xem xét đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng hoặc tạm dừng thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, đồng thời đảm bảo rằng bạn đã tuân thủ đủ và đúng các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Thực hiện các biện pháp pháp lý: Trường hợp hai bên đàm phán, thương lượng không thành công, bạn có thể xem xét khởi kiện để yêu cầu bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ và bồi thường thiệt hại. Việc này yêu cầu sự hỗ trợ của luật sư và thường đi kèm với quá trình tố tụng tại Tòa án.
  • Học từ kinh nghiệm: Sau khi tình huống được giải quyết, hãy xem xét các bài học từ trải nghiệm này để phòng tránh vi phạm hợp đồng tương lai và tăng cường khả năng bảo vệ quyền của bạn trong các giao dịch tương lai.

5. Giải đáp một số thắc mắc

5.1.  Có bao nhiêu biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng

Hiện nay, có một số biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng phổ biến như:

  • Thương lượng , hòa giải :
  • Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng :
  • Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết;
  • Yêu cầu cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự nếu có dấu hiệu hình sự;

5.2. Có phải bồi thường khi vi phạm hợp đồng?

Căn cứ Điều 418 BLDS năm 2015, bên vi phạm hợp đồng có thể phải bồi thường nếu các bên có thoả thuận vừa phải phạt vi vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường do các bên thoả thuận. 

5.3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng

Trong một số trường hợp, mặc dù phát sinh vi phạm hợp đồng nhưng bên vi phạm có thể được miễn trách nhiệm nhưng phải chứng minh được việc vi phạm thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm. Cụ thể:

  • Thuộc trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
  • Có sự kiện bất khả kháng;
  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Trên đây là giải đáp của Luật Ánh Ngọc đối với thắc mắc "Vi phạm hợp đồng là gì?". Có thể thấy vi phạm hợp đồng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên trong hợp đồng. Do đó, khi bạn phát hiện bên kia có hành vi vi phạm, hãy cẩn thận kiểm tra lại hợp đồng đã giao kết, nếu hai bên có thỏa thuận về phạt vi phạm thì bạn có thể yêu cầu bên kia nộp khoản tiền phạt theo thỏa thuận.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.