1. Định nghĩa phạt vi phạm hợp đồng
Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng là sự thoả thuận của các bên. Theo đó, nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, bên vi phạm phải nộp một khoản tiền tương ứng với nghĩa vụ bị vi phạm cho bên còn lại. Các điều khoản về phạt vi phạm có thể bao gồm quy đinh các phạt cụ thể (nhưng mức phạt không quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm nếu là hợp đồng thương mại theo quy định của Luật Thương Mại; và không quá 12% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm nếu là hợp đồng xây dựng theo quy định của Luật xây dựng).
Như vậy, chỉ được áp dụng phạt vi phạm hợp đồng khi có sự thoả thuận được ghi nhận trong hợp đồng đã được ký kết. Việc đưa điều khoản phạt vi phạm thường phụ thuộc vào sự đàm phán, thoả thuận của các bên trước khi giao kết hợp đồng. Điều này giúp phòng ngừa rủi ro, nâng cao ý thức thực hiện thoả thuận giao kết trong hợp đồng của các bên.
2. Điều kiện để phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng
Tuy điều khoản phạt vi phạm hợp đồng là do thoả thuận của các bên ký kết hợp đồng, nhưng không phải trong trường hợp nào cũng có thể áp dụng chế này. Sau đây là những điều kiện để có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng:
2.1 Phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi hợp đồng có hiệu lực
Phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật. Khi hợp đồng có hiệu lực thì các điều khoản các bên thoả thuận mới có giá trị pháp lý ràng buộc. Ngược lại nếu hợp đồng đã ký kết bị vô hiệu thì thoả thuận phạt vi phạm cũng không có hiệu lực.
Hơp đồng có thể bị vô hiệu trong các trường hợp
* Hợp đồng vô hiệu do chủ thể hợp đồng:
Đây là một trong các trường hợp khiến hợp đồng đã giao kết bị vô hiệu. Khi chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự không phù hợp với hợp đồng được ký kết. Pháp luật có quy định 02 trường hợp vô hiệu hợp đồng khi vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể như sau:
- Thứ nhất, hợp đồng được ký kết có chủ thể là người chưa thành niên, người không làm chủ được hành vi, có khó khăn trong nhận thức, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Theo Điều 125, Bộ Luật Dân sự năm 2015)
- Thứ hai, hợp đồng được ký kết có chủ thể là người có năng lực hành vi dân sự nhưng thời điểm xác lập giao dịch không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Theo điều 128 Bộ Luật Dân sự năm 2015)
Như vậy, hợp đồng sẽ bị vô hiệu khi một trong các bên ký kết là người không đầy đủ nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập. Điều này sẽ được áp dụng trong các loại hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại.
* Hợp đồng vô hiệu do nội dung của hợp đồng:
Hợp đồng vô hiệu do nội dung hợp đồng có thoả thuận trái với quy định pháp luật, vi phạm đạo đức. Những điều khoản trái với quy định pháp luật là những quy định pháp luật cấm, không cho phép chủ thế thực hiện những hành vi cụ thể. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực cư xử chung trong xã hội đã được thừa nhận, thực hiện và tôn trọng.
* Hợp đồng vô hiệu do cách thức tham gia hợp đồng
Hợp đồng là sự tự nguyện, thoả thuận của các bên, nếu chủ thể tham gia hợp đồng bị ép buộc, không tự nguyên tham gia thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu, biểu hiệu ở việc:
- Có dấu hiệu lừa dối: Đây là hành vi cố ý của một bên hoặc bên thứ ba nhằm làm cho các bên giao kết hiểu sai về chủ thể, đối tượng, nội dung giao dịch đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Có hành vi đe doạ, cưỡng ép buộc thực hiện hợp đồng: Đây là hành vi của một bên của hợp đồng hoặc của bên thứ ba nhằm gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản và danh dự, uy tín, nhân phẩm của người bị đe doạ hoặc những người thân của người bị đe doạ nhằm cưỡng ép giao kết hợp đồng.
(Căn cứ theo Điều 127 Bộ Luật Dân sự năm 2015)
* Hợp đồng vô hiệu do hình thức của hợp đồng
Đây lỗi phổ biến khiến hợp đồng bị vô hiệu khi không đáp ứng đủ điều kiện về hiệu lực và hình thức theo quy định pháp luật trừ trường hợp sau đây:
- Theo quy định, hợp đồng phải xác lập bằng văn bản nhưng văn bản không đúng với quy định pháp luật. Nhưng một trong các bên hoặc các bên đã thực hiện hợp đồng ít nhất là hai phần ba nghĩa vụ đã giao kết trong hợp đồng. Khi đó, theo yêu cầu của của một trong các bên hoặc các bên, Toà án sẽ quyết định hợp đồng đó sẽ có hiệu lực.
- Theo quy định, hợp đồng phải được công chứng, chứng thực nhưng lại không thực hiện công chứng, chứng thực. Nhưng một trong các bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một trong các bên hoặc các bên, Toà án sẽ ra quyết định hợp đồng đó có hiệu lực mà các bên không phải thực hiện công chứng, chứng thực nữa.
* Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo hoặc nhầm lẫn:
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo sẽ được hiểu là khi các bên xác lập hợp đồng một các nhằm che giấu đi một hợp đồng khác thì hợp đó bị tuyên vô hiệu còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp hợp đồng đó bị vô hiệu theo quy định pháp luật liên quan khác.
- Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn là khi hợp đồng đó được xác lập vì có sự nhầm lẫn làm cho một trong các bên hoặc các bên không đạt được mục đích khi thoả thuận hợp đồng.
Khi phát hiện ra hợp đồng nhầm lẫn, các bên có quyền yêu cầu Toá án quyết định hợp đồng đó bị vô hiệu, trừ trường hợp có thể khắc phục được sự nhầm lẫn để đạt được mục đích mong muốn khi thoả thuận hợp đồng.
* Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Ngoài các trường hợp bên trên khiến hợp đồng có thể bị vô hiệu thì khi hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được cũng khiến hợp đồng bị vô hiệu. Khi giao kết hợp động mà một trong các bên biết hoặc phải biết việc đối tượng trong hợp đồng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên còn lại biết nên bên còn lại đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
Ngoại trừ trường hợp bên còn lại biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
2.2 Phạt vi phạm hợp đồng nếu có hành vi vi phạm
Theo Khoản 1 Điều 351 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải có trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là hành vi vi phạm khi thực hiện không đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng.
Với quy định này thì phạt vị phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm.
2.3 Phạt vi phạm hợp đồng khi có thoả thuận trong hợp đồng
Chỉ khi có thoả thuận trong hợp đồng thì khi xảy ra vi phạm, bên bị bị phạm mới có thể áp dụng phạt vi phạm với bên vi phạm. Theo Điều 294 Luật Thương mại quy định nếu đã có thoả thuận nhưng nếu thuộc trong các trường hợp sau thì vẫn được miễn trách nhiệm như sau:
- Sự kiện bất khả kháng
- Hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên kia
- Hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết khi giao kết hợp đồng
- Do thoả thuận miễn trách nhiệm của các bên
Như vậy, từ những tìm hiểu trên, các bạn sẽ nắm được điều kiện để có thể tiến hành sử dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng để áp dụng vào các trường hợp khi giao kết hợp đồng, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về vi phạm hợp đồng: Hướng dẫn để bảo vệ quyền của bạn
3. Những lưu ý khi thực hiện phạt vi phạm hợp đồng
3.1 Có thể phạt vi phạm hợp đồng ngay cả khi không xảy ra thiệt hại
Hiện nay chưa có quy định nào yêu cầu chứng minh thiệt hại tồn tại để áp dụng phạt vi phạm hợp đồng khi hành vi vi phạm xảy ra. Những phân tích từ các quy định pháp luật nêu trên sẽ áp dụng phạt vi phạm hợp đồng khi có đủ các điều kiện áp dụng được nêu ở Mục 2 mà không đề cập đến phải có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm.
Điều này có nghĩa kể cả trong trường hợp hành vi vi phạm không gây thiệt hại thì chế tài phạt vi phạm vẫn sẽ được áp dụng. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng bởi để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được tổn thất phát sinh trong thực tế, cụ thể:
- Trong trường hợp bồi thường thiệt hại sẽ phải có thiệt hại thực tế, nếu không có thiệt hại thì không được bồi thường.
- Trong trường hợp có phạt vi phạm hợp đồng thì không phải chứng minh có thiệt hại cũng vẫn có thể phạt vi phạm.
3.2 Không được tính tiền lãi trên khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng
Tuy hiện nay vấn đề này chưa có quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 hay các văn bản pháp luật khác nhưng vấn đề này đã được nghị nhận tại án lệ. Sau khi có nhiều tranh cãi trong thời gian dài tại Toà mà các bên gặp phải, vấn đền này đã được cụ thể hoá thành án lệ là không tính lãi chậm trả phát sinh đối với khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng của bên bị vi phạm.
Theo Án lệ 09/2016/AL, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã nhận định trường hợp mua bán hàng hoá có phát sinh nghĩa vụ tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm và tiền bồi thường thiệt hại đó.
Như vậy, để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên trong hợp đồng thì quy định phạt vi phạm là cần thiết nhưng cũng cần xem xét lại mức phạt để hợp lý, phù hợp với quy định và hạn chế tối đa thiệt hại cho các doanh nghiệp trong trường hợp bị khởi kiện yêu cầu mức bồi thường vượt quá mức tối đa pháp luật cho phép hoặc yêu cầu tính lãi trên khoản tiền phạt đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng mua bán tài sản: Lưu ý trước khi ký kết để tránh tranh chấp?
4. Dịch vụ về tư vấn điều khoản phạt vi phạm hợp đồng
Cùng với đội ngũ chuyên gia, luật sư có kinh nghiệp lâu năm trong các lĩnh vực, Luật Ánh Ngọc chuyên soạn thảo, tư vấn, rà soát các loại hợp đồng ở tất cả mọi lĩnh vực. Trong trường hợp các bạn có những thắc mắc, hay tranh chấp liên quan đến hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại,… thì Luật Ánh Ngọc sẽ giúp bạn xử lý một cách nhanh gọn, chuyên và có lợi nhất theo khuôn khổ pháp luật.