1. Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế quy định như thế nào?
Việc niêm yết được diễn ra tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
Tuy nhiên, có 03 trường hợp cần lưu ý khi niêm yết văn bản khai nhận di sản gồm:
Thứ nhất, không xác định được nơi thường trú cuối cùng: niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó;
Thứ hai, di sản gồm bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm bất động sản: niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi thường trú cuối cùng hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi có bất động sản;
Thứ ba, di sản chỉ có động sản: niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi thường trú hoặc nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú/ tạm trú của người để lại di sản không ở cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Điều kiện niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế
Khi niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế cần đáp ứng 03 điều kiện sau:
- Nội dung niêm yết phải nêu rõ thông tin cá nhân của người để lại di sản và người khai nhận di sản (như là: họ và tên, quan hệ nhân thân,...);
- Phải có danh mục di sản thừa kế;
- Phải có thông tin đầy đủ về khiếu nại, tố cáo về bỏ sót, giấu giếm,.. (nếu có).
>> Xem chi tiết thêm tại: Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế: Điều Cần Biết
3. Thủ tục niêm yết hồ sơ khai nhận di sản thừa kế
Quy trình thực hiện niêm yết hồ sơ khai nhận di sản gồm 06 bước sau:
Bước 1: Tổ chức công chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị niêm yết;
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế;
- Giấy giới thiệu của văn phòng công chứng hoặc giấy ủy quyền
Bước 2: Nộp hồ sơ hợp lệ đến Bộ phận tiếp nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường, qua 02 cách:
- Nộp trực tiếp;
- Nộp qua đường bưu điện.
Bước 3: Cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ;
Bước 4: Xem xét hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả (nếu nộp hồ sơ trực tiếp);
Bước 5: Tiến hành niêm yết trong 01 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;
Bước 6: Nhận kết quả sau 15 ngày kể từ ngày bắt đầu niêm yết.
Lưu ý: Thủ tục niêm yết tại Ủy ban nhân dân không phải chịu phí.
>> Xem chi tiết thêm tại: Ủy ban nhân dân xã có công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?
4. Người hưởng di sản thừa kế ở nước ngoài thì niêm yết ở đâu?
Việc niêm yết văn bản khai nhận thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài vẫn được thực hiện theo thủ tục thông thường (trong nước), có 03 cách thức:
Thứ nhất: người hưởng di sản thừa kế làm hồ sơ (Hộ chiếu, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân) về nước để người thân tại Việt Nam làm thủ tục khai nhận tại Văn phòng công chứng.
Lưu ý: Trong trường hợp này, người ở nước ngoài cần về Việt Nam để ký xác nhận văn bản khai nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có).
Thứ hai: Làm giấy ủy quyền cho người thân tiến hành thủ tục khai nhận di sản (áp dụng cho trường hợp không tự mình về nước).
Thứ ba: người hưởng di sản thừa kế chuẩn bị hồ sơ và đến Cơ quan ủy thác tư pháp của Việt Nam tại nước ngoài (chỗ ở hiện tại) để làm thủ tục niêm yết (theo khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng 2014).
Lưu ý: Các giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề thường gặp về Thủ tục niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế, nếu bạn cần trợ giúp trong trường hợp thực tế, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua Hotline: 0878548558 hoặc Website: luatanhngoc.vn để được hỗ trợ nhanh chóng với chi phí hợp lý.