Luật Ánh Ngọc

Mẫu hợp đồng mượn tài sản

Biểu Mẫu | 2024-10-07 18:58:11

1. Hợp đồng mượn tài sản là gì?

Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

"Điều 494: Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được."

Như vậy, hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản. Theo đó, bên mượn có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản, tức là có quyền quản lý, khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi trong thời hạn mượn. Quan hệ mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Sau khi các bên thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ.

Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn theo thỏa thuận mà không nhận được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản. Do vậy, vì lợi ích của bên mượn tài sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không tính toán đến lợi ích kinh tế. Sau khi bên cho mượn đã đồng ý cho bên kia mượn tài sản nhưng vì một lí do nào đó họ không chuyển giao tài sản cho bên mượn, thì không thể buộc bên có tài sản phải thực hiện lời hứa của mình. Vì vậy, hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng thực tế. Động cơ để các bên xác lập hợp đồng mượn tài sản thường xuất phát từ việc tương trợ giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng thực tế, chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự chuyển giao tài sản, vì vậy mặc dù hợp dồng đã được giao kết mà bên cho mượn chưa chuyển giao tài sản, thì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực.

2. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản

Trong hợp đồng mượn tài sản, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản. Tài sản ơ đây được hiểu là vật có thực, chiếm hữu được thực tế và vật đó có thể sử dụng, đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản phải là vật đặc định, vật không tiêu hao. Sau khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu khi mượn, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại.

3. Đặc điểm của hợp đồng mượn tài sản

4. Các phần quan trọng trong hợp đồng mượn tài sản

Độ dài và mức độ phức tạp của hợp đồng mượn tài sản phụ thuộc vào quy mô, giá trị tài sản và phạm vi, điều kiện sử dụng cùng với các yêu cầu pháp lý. Tuy nhiên, nhìn chung, có một số phần quan trọng luôn xuất hiện hợp đồng mượn tài sản. Bao gồm những thông tin sau:

4.1. Chi tiết tài sản mượn

Trong phần này, hợp đồng cần ghi rõ các thông tin chi tiết về tài sản được cho mượn. Bao gồm tên tài sản, trạng thái tài sản, giá trị tài sản, bất kỳ đặc điểm nào khác liên quan đến tài sản. Việc cung cấp thông tin chi tiết về tài sản đảm bảo tính minh bạch và tránh những hiểu lầm trong quá trình mượn.

Chẳng hạn, nếu tài sản được trả lại sau khi cho mượn nhưng có hình dáng khác với lúc ban đầu, và nếu hợp đồng không ghi rõ trạng thái ban đầu của tài sản, bên cho vay có thể không có quyền đòi bên mượn đền bù thiệt hại. Vì vậy, lập hợp đồng mượn tài sản cụ thể và minh bạch sẽ giúp tránh những tranh chấp và xung đột sau này.

4.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Bên cho mượn cam kết giao tài sản đầy đủ, chất lượng và đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận. Trong trường hợp tài sản không đảm bảo chất lượng và bên cho mượn biết nhưng không thông báo, bên cho mượn phải bồi thường thiệt hại cho bên mượn. Tuy nhiên, nếu bên mượn đã biết về tình trạng không đảm bảo chất lượng của tài sản, trách nhiệm bồi thường không thuộc về bên cho mượn. Bên cho mượn không yêu cầu bên mượn trả lại tài sản trước thời hạn, trừ khi hợp đồng không xác định thời hạn.

Bên mượn tài sản phải hoàn trả đủ số tiền mượn khi đến hạn, trong trường hợp tài sản là vật thì phải trả lại đúng chủng loại, số lượng, chất lượng đã thoả thuận. Nếu không thể giao trả được vật thì bên mượn có thể, sau sự đồng ý của bên cho mượn, hoàn trả giá trị của vật bằng tiền tại thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận. 

4.3. Lãi suất (nếu có)

Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất:

4.4. Thời hạn của hợp đồng

Hợp đồng không xác định thời hạn:

Hợp đồng có thời hạn:

4.5. Sử dụng tài sản mượn

Các bên có thể giao kết tài sản mượn chỉ được sử dụng cho mục đích đã thỏa thuận. Bên cho mượn có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và yêu cầu trả lại tài sản sớm nếu bên mượn vẫn tiếp tục sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thỏa thuận, dù đã được cảnh báo trước.

Nếu có phát sinh thêm các điều khoản nằm ngoài hợp đồng, thì các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau và không được trái với pháp luật.

5. Hợp đồng mượn tài sản mẫu 

Hợp đồng mượn tài sản trang 1
Hợp đồng mượn tài sản trang 2
Hợp đồng mượn tài sản trang 3

 


Bài viết khác