1. Hợp đồng môi giới là gì?
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch mua được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Ví dụ về môi giới thương mại: Công ty X ký hợp đồng với công ty Y để môi giới tiêu thụ hàng hóa do bên X sản xuất ra, khi đó giữa công ty X và công ty Y có quan hệ hợp đồng môi giới thương mại. Công ty Y tìm được công ty Z có nhu cầu mua hàng hóa của công ty X, giữa công ty Y và công ty Z cũng có thể có quan hệ môi giới thương mại nếu như Công ty Z muốn thông qua công ty Y để môi giới mua những hàng hóa công ty Z đang cần.
Như vậy, thỏa thuận - hợp đồng môi giới thương mại là hợp đồng thương mại mà theo đó một bên thương nhân làm trung gia (gọi là bên môi giới) trong việc đàm phán, mua bán giữa các bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ và bên môi giới được nhận thù lao theo hợp đồng môi giới này.
2. Mẫu hợp đồng môi giới thương mại
Dưới đây, Luật Ánh Ngọc đã cung cấp mẫu hợp đồng môi giới song ngữ nhằm tạo điều kiện trong việc soạn thảo, thỏa thuận, đàm phán thay khách hàng. Để tải mẫu Hợp đồng môi giới, ấn vào đây: Hợp đồng môi giới
3. Nội dung của hợp đồng môi giới
Thông thường hợp đồng môi giới gồm những nội dung sau:
- Thông tin của bên môi giới và bên được môi giới bao gồm: địa chỉ trụ sở, mã số thuế, đại diện theo pháp luật…
- Đối tượng và nội dung môi giới: trung gian môi giới hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ…
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
- Vi phạm hợp đồng: quy định các chế tài xử lý trong trường hợp các bên vi phạm hợp đồng
- Điều khoản về chấm dứt hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng: Các trường hợp hợp đồng chấm dứt hiệu lực, các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng, nghĩa vụ thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, xử lý vi phạm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
- Điều khoản về bảo mật thông tin: Định nghĩa thông tin mật, nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại và trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp: Quy định phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án,...
4. Giải đáp thắc mắc
4.1. Hình thức của hợp đồng môi giới
Hợp đồng môi giới có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý nếu hợp đồng môi giới được ký kết với thương nhân nước ngoài. Đó là không thể giao kết hợp đồng bằng lời nói hay hành vi, mà hợp đồng môi giới phải được lập thành văn bản.
4.2. Bên môi giới có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Được quyền tiến hành các nghiệp vụ trung gian tìm khách hàng mua/bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng các hình thức môi giới
- Bảo quản các hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện công việc môi giới và hoàn trả cho bên được môi giới khi công việc hoàn thành.
- Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ mà mình môi giới
- Đảm bảo bí mật thông tin đối với những, văn bản, tài liệu, thông tin mà bên được môi giới cung cấp.
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới cho phép thực hiện
4.3. Bên được môi giới có quyền và nghĩa vụ gì?
- Yêu cầu bên môi giới bảo mật thông tin, không cung cấp các thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình;
- Yêu cầu bên A bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu để thực hiện việc môi giới và hoàn trả cho mình sau khi hoàn thành việc môi giới thương mại;
- Thanh toán phí môi giới đúng hạn;
- Chịu các chi phí liên quan đến quảng cáo để thực hiện việc môi giới thương mại (nếu hai bên không có thỏa thuận khác);
- Các quyền và nghĩa vụ khác.
4.4. Cần lưu ý gì khi ký Hợp đồng môi giới nhà đất?
Khi ký hợp đồng môi giới nhà đất, chủ nhà đất cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thông tin về bất động sản được môi giới: bao gồm: loại hình bất động sản, địa chỉ, diện tích, giá bán,...
- Mức hoa hồng: Mức hoa hồng môi giới được tính theo tỷ lệ (%) trên giá bán bất động sản;
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
- Trách nhiệm của bên môi giới: Bên môi giới có trách nhiệm thực hiện các công việc môi giới theo đúng quy định của hợp đồng;
- Trách nhiệm của bên được môi giới: Bên được môi giới có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về bất động sản được môi giới và thanh toán hoa hồng cho bên môi giới theo đúng thỏa thuận;
Trên đây Luật Ánh Ngọc đã cung cấp Mẫu Hợp đồng môi giới mới nhất và các vấn đề liên quan đến hợp đồng môi giới. Nếu độc giả còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.