Luật Ánh Ngọc

Xử phạt không có giấy phép kinh doanh homesetay

Thủ tục hành chính | 2024-10-13 17:29:04

1. Các trường hợp phải xin giấy phép kinh doanh homestay

Kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, trước khi tiến hành kinh doanh, hộ kinh doanh, doanh nghiệp phải được cấp giấy phép kinh doanh homestay.

Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Luật Du lịch 2017, các trường hợp phải xin cấp giấy phép kinh doanh homestay bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đăng  ký ngành nghề kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch;

- Tổ chức, kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư kinh doanh homestay.

Theo đó, khi tiến hành kinh doanh dịch vụ homestay, chủ cơ sở kinh doanh bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh để đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật. 

Việc xin giấy phép kinh doanh homestay được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý liên quan. 

2. Xử phạt hành vi vi phạm không có giấy phép kinh doanh homestay

Giấy phép kinh doanh homestay là điều kiện tiên quyết để hộ kinh doanh, doanh nghiệp được phép tiến hành dịch vụ kinh doanh của mình. Mọi hành vi kinh doanh homestay khi chưa được cấp giấy phép bởi cơ quan có thẩm quyền đều là hành vi không đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 49 Luật du lịch.

Mọi hành vi kinh doanh homestay không có giấy phép đều bị xử phạt hành chính

Theo đó, khoản 7 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định đối với mức phạt về hành vi không có giấy phép kinh doanh homestay là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân có hành vi không có giấy phép kinh doanh homestay còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Đình chỉ hoạt động kinh doanh homestay từ 1 đến 3 tháng;

+ Buộc nộp lại số lợi bất chính do hành vi kinh doanh homestay vi phạm mà có.

Lưu ý rằng, các quy định về mức phạt trên được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm cùng hành vi đó, thì bị xử phạt bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với hành vi không có giấy phép kinh doanh homestay của tổ chức có thể lên đến 60.000.000 đồng. 

Ngoài ra, Điều 10 Nghị định này cũng quy định rõ ràng mức phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến giấy  phép kinh doanh homestay như sau:

- Đối với hành vi không thông báo đầy đủ đến cơ quan chuyên môn trước khi đi vào hoạt động hoặc không thông báo đúng thời hạn, không niêm yết công khai giá dịch vụ, hàng hóa thì bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

- Đối với các hành vi không thông báo về việc thay đổi các nội dung như: tên cơ sở lưu trú du lịch, quy mô homestay, địa chỉ homestay, người đại diện theo pháp luật thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

- Homestay không niêm yết công khai nội quy thì có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán chênh giá, không đúng giá niêm yết các hàng hóa, dịch vụ trong homestay;

- Kinh doanh homestay không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách du lịch đã thỏa thuận theo hợp đồng thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cố tình hoạt động kinh doanh khi homestay đã bị đình chỉ hoạt động hoặc bị thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh homestay thì bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

- Kinh doanh homestay không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh: không có giấy phép kinh doanh homestay, không đáp ứng được các điều kiện về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm,... thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

3. Thẩm quyền xử phạt không có giấy phép kinh doanh homestay

Tùy theo từng trường hợp vi phạm mà thẩm quyền xử phạt thuộc về các cơ quan khác nhau. Theo quy định tại Nghị định 45/2019/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt hành vi kinh doanh không có giấy phép kinh doanh homestay được quy định như sau:

- Đối với cá nhân:

+ Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cấp huyện.

- Đối với tổ chức:

+ Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập;
+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cấp huyện.

4. Một số câu hỏi liên quan

Thắc mắc liên quan đến xử phạt hành vi vi phạm 

4.1. Kinh doanh homestay dưới hình thức hộ kinh doanh có phải xin giấy phép kinh doanh homestay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu bạn có dự định kinh doanh homestay thì bạn bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Bởi lẽ, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

4.1. Mức phạt tối đa đối với kinh doanh dịch vụ homestay nhưng chưa xin cấp giấy phép kinh doanh homestay là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, hành vi kinh doanh homestay mà không có giấy phép kinh doanh có thể bị xừ phạt từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, dựa theo quy định trên thì mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm không có giấy phép kinh doanh homestay đối với cá nhân là 30.000.000 đồng và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

4.3. Có thể khiếu nại về việc xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giấy phép kinh doanh homestay không?

Có. Trong trường hợp hộ kinh doanh, doanh nghiệp có căn cứ chứng minh việc xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền là không hợp lý hoặc vi phạm quy định. Trong trường hợp này. doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể khiếu nại đến cơ quan trực tiếp xử phạt hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp của các cơ quan đó. 

4.4. Mất giấy phép kinh doanh homestay có bị phạt không?

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể làm mất giấy phép kinh doanh homestay. Tuy nhiên, đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật, nên không bị xử phạt theo quy định.

Khi bị mất giấy phép kinh doanh homestay, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoàn toàn có quyền làm thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh homestay theo trình tự quy định tại Luật doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung về các quy định xử phạt khi không có giấy phép kinh doanh homestay. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề giấy phép hoặc quý khách hàng có nhu cầy sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay tại Luật Ánh Ngọc, vui lòng liên hệ để được sử dụng dịch vụ pháp lý tốt nhất của chúng tôi.


Bài viết khác