Luật Ánh Ngọc

Cần làm gì để xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng?

Thủ tục hành chính | 2024-08-08 14:00:21

Video tổng hợp:

1. Các trường hợp phải đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng

Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 và Thông tư 43/2014/TT-BYT, thực phẩm chức năng được hiểu là thực phẩm có chức năng hỗ trợ sức khỏe của con người, tạo cho cơ thể cảm giác thoải mái, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung và thực phẩm dinh dưỡng y học.

Theo Điều 7 Luật quảng cáo 2012, thực phẩm chức năng không thuộc trường hợp bị cấm quảng cáo theo quy định. Đồng thời, Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BYT, quy định thực phẩm chức năng là sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa đặc biệt, do đó, trước khi quảng cáo sản phẩm này, cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép quảng cáo thực phẩm.

Như vậy, có thể thấy, mọi thực phẩm chức năng đều phải tiến hành đăng ký giấy phép quảng cáo theo trình tự, thủ tục luật định. Đây là thủ tục bắt buộc nhằm thể hiện sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức trước khi tiến hành hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng trên các phương tiện. 

2. 05 bước cần làm để xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Để việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng được thuận lợi và thành công ngay từ lần đầu tiên, cá nhân, tổ chức cần thực hiện các công việc sau:

- Bước 1: Tìm hiểu quy định pháp luật 

Việc tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là việc cần làm để có thể xác định cụ thể điều kiện cấp giấy phép, hồ sơ, thủ tục phải làm. 

Việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng tuân theo các quy định tại Luật Quảng cáo 2012, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Thông tư 09/2015/TT-BYT.

- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BYT, cá nhân, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

- Bước 3:  Nộp hồ sơ và lệ phí đến cơ quan có thẩm quyền

Việc nộp hồ sơ được nộp tại Cục An toàn thực phẩm thông qua việc nộp trực tiếp hoặc thông qua website http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn./

Sau đó, cá nhân, tổ chức phải nộp phí thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Thông tư 67/2021/TT-BTC. Tùy vào hình thức nộp hồ sơ mà cá nhân, tổ chức tiến hành thanh toán phí thẩm định theo quy định.

- Bước 4: Cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng. Theo đó:

- Bước 5: Công bố nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng

Sau khi cấp giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành công bố trên Cổng thông tin điện tử của mình danh mục hàng hóa, sản phẩm thực phẩm chức năng đã được cấp giấy phép quảng cáo.

3. Những vướng mắc trong quá trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Thực tế cho thấy rằng, việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là một quá trình phức tạp, gây nhiều khó khăn cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện thủ tục này. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Luật Ánh Ngọc nêu ra một số khó khăn thường gặp trong việc đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng để quý khách hàng lưu ý:

- Trước hết, có thể thấy, việc xin giấy phép quảng cáo là cần thiết. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến quảng cáo thực phẩm chức năng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, không chỉ trong Luật quảng cáo mà còn được hướng dẫn chi tiết trong các Nghị định, Thông tư,... khác nhau và liên tục có sự sửa đổi, bổ sung. Điều này gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu các quy định liên quan đến thực phẩm chức năng;

- Tiếp đó, hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo cần rất nhiều tài liệu, tương ứng với mỗi loại hình quảng cáo sẽ có yêu cầu về tài liệu riêng biệt, điều này khiến cho cá nhân, tổ chức dễ bị nhầm lẫn, sai sót trong quá trình chuẩn bị hồ sơ;

- Cuối cùng, thủ tục cấp phép phức tạp, quá trình xử lý hồ sơ có thể kéo dài bởi nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch quảng cáo, kinh doanh của cá nhân, tổ chức;

Để giải quyết khó khăn trên, cá nhân, tổ chức có thể tham khảo các cách giải quyết dưới đây để quá trình xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng được thuận lợi:

- Khi tìm hiểu các quy định hiện hành về quảng cáo thực phẩm chức năng, quý khách hàng nên tập trung tìm quy định tại Luật quảng cáo 2012 , sau đó dẫn chiếu đến các văn bản hướng dẫn chi tiết, như vậy dễ dàng nắm bắt quy định pháp luật;

- Chuẩn bị chi tiết, đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật hoặc theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền hoặc các đơn vị tư vấn pháp lý và sắp xếp hồ sơ theo đúng trình tự, thứ tự pháp luật quy định, đảm bảo hồ sơ đầy đủ, chính xác tránh bị trả lại;

- Kiểm tra hồ sơ kỹ lưỡng, nộp hồ sơ sớm đồng thời thường xuyên theo dõi quá trình xử lý hồ sơ để có thể sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết;

- Sử dụng trọn gói dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng tại Luật Ánh Ngọc để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm tư vấn, thực hiện, giải quyết nhanh chóng hồ sơ thủ tục cho khách hàng. 

4. Các câu hỏi liên quan đến giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Câu hỏi liên quan đến giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

4.1. Xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng hết bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 67/2021/TT-BTC, lệ phí thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng là 1.100.000 đồng.

Ngoài ra, nếu quý khách hàng sử dụng dịch vụ tại các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý, có thể phát sinh thêm các phí dịch vụ tùy theo từng gói dịch vụ mà khách hàng chọn.

4.2. Quảng cáo hình ảnh khác với hình ảnh trong hồ sơ đăng ký quảng cáo được không?

Khoản 9 Điều 8 Luật quảng cáo 2012 quy định các trường hợp bị cấm trong hoạt động quảng cáo, hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi bị cấm. Theo đó, việc sử dụng hình ảnh khác với hình ảnh trong hồ sơ đã đăng ký bị coi là hành vi quảng cáo không đúng sự thật và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký trên giấy phép quảng cáo thì bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà cá nhân. tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 đến 24 tháng và bị buộc tháo dỡ, gỡ bỏ hình ảnh quảng cáo và cải chính thông tin về hình ảnh quảng cáo thực phẩm chức năng để khắc phục hậu quả.

Xem thêm: Ảnh quảng cáo thực phẩm chức năng theo quy định hiện hành

4.3. Bao nhiêu lâu thì được cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Sau khi đã chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, trong vòng 10 ngày làm việc (tính từ ngày đóng dấu hồ sơ đến của cơ quan hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống trực tuyến), cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và cấp giấy phép cho cá nhân, tổ chức. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo được trả theo Mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BYT;

Như vậy, thời gian tối đa để cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là 10 ngày làm việc. Tuy nhiên, trong trường hợp hồ sơ bị thiếu, hồ sơ chưa hợp lệ, thời gian có thể kéo dài đến 90 ngày để sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp giấy phép.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Dịch vụ xin cấp phép quảng cáo thực phẩm chức năng. Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép của Luật Ánh Ngọc, vui lòng liên hệ đến bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được tư vấn chi tiết. 


Bài viết khác